top of page
Sphere on Spiral Stairs

Chúng tôi là Terus

CÔNG NGHỆ TERUS ® Với tôn chỉ là công nghệ thực tiễn, công nghệ ứng dụng, đã đang và sẽ tạo ra các sản phẩm thiết kế và tiếp thị trên nền tảng digital lấy người dùng làm trung tâm.

9 Bước Lập Kế Hoạch Truyền Thông Marketing Chi Tiết

andynguyen02012000

Phát triển một kế hoạch truyền thông là một quá trình chuyên sâu và kỹ lưỡng, với việc đầu tư nhiều công sức thì nó có thể đạt được thành công đáng kể. Một kế hoạch truyền thông hiệu quả có thể làm tăng doanh thu và lợi tức đầu tư của doanh nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Các chiến lược truyền thông Marketing hiệu quả cũng đã chứng tỏ khả năng tăng cường xây dựng lòng trung thành với thương hiệu, xây dựng cơ sở khách hàng gắn bó hơn là chìa khóa dẫn đến sự thành công lâu dài của họ. Vậy thì trong bài viết này tôi sẽ cung cấp từng bước xây dựng một kế hoạch truyền thông hiệu quả.

I. Kế hoạch truyền thông là gì?

Kế hoạch truyền thông là một tài liệu chi tiết và có cấu trúc, mô tả các hoạt động và chiến lược truyền thông được thực hiện để đạt được mục tiêu của một doanh nghiệp hoặc dự án. Kế hoạch này thường được sử dụng để hướng dẫn và quản lý việc giao tiếp với công chúng, khách hàng, nhân viên và các bên liên quan.

Kế hoạch truyền thông là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu truyền thông của mình. Việc xây dựng một kế hoạch truyền thông hiệu quả đòi hỏi sự đầu tư thời gian và công sức. Tuy nhiên, lợi ích mà kế hoạch truyền thông mang lại rất đáng kể.

II. Tại sao cần có kế hoạch truyền thông?

Kế hoạch truyền thông là một công cụ quan trọng đối với doanh nghiệp, nó giúp định hình và điều chỉnh cách tổ chức giao tiếp với công chúng, khách hàng, đối tác và các bên liên quan. Để hiểu sâu hơn về vai trò của nó, sau đây tôi sẽ cung cấp những lý do tại sao cần có kế hoạch truyền thông:

  1. Định hướng và phối hợp

  2. Xây dựng hình ảnh và nhận thức

  3. Ứng phó khẩn cấp và quản lý tình huống

  4. Xác định công cụ và phương tiện truyền thông

  5. Tối ưu hóa hiệu quả truyền thông

1. Định hướng và phối hợp

Kế hoạch truyền thông giúp xác định rõ mục tiêu, thông điệp cần truyền tải. Ngoài ra nó cũng giúp phối hợp các hoạt động truyền thông, đảm bảo các thông điệp được truyền đạt một cách nhất quán và hiệu quả.

2. Xây dựng hình ảnh và nhận thức

Kế hoạch truyền thông giúp xây dựng và quản lý hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt của công chúng. Tạo ra cơ hội để xây dựng một hình ảnh tích cực và nâng cao nhận thức về thương hiệu, tạo lòng tin đối với công chúng.

3. Ứng phó khẩn cấp và quản lý tình huống

Kế hoạch truyền thông cũng giúp chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp và không mong đợi. Khi xảy ra sự cố, khủng bố hoặc tin đồn xấu, công cụ này cũng giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng, đồng thời duy trì niềm tin và ổn định trong lòng công chúng.

4. Xác định công cụ và phương tiện truyền thông

Kế hoạch truyền thông giúp xác định các công cụ và phương tiện truyền thông phù hợp để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Kế hoạch này cũng giúp xác định các kênh truyền thông từ các hình thức truyền thống như báo chí, truyền hình đến hình thức hiện đại kỹ thuật số như mạng xã hội, website hay qua email.

5. Tối ưu hóa hiệu quả truyền thông

Kế hoạch truyền thông giúp doanh nghiệp lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với mục tiêu và đối tượng của chiến dịch. Từ đó giúp doanh nghiệp tiếp cận được đúng đối tượng mục tiêu và truyền tải thông điệp hiệu quả hơn.

Với một kế hoạch truyền thông chỉn chu, chuyên nghiệp cho phép doanh nghiệp đối phó với các tình huống khẩn cấp hoặc tiêu cực một cách linh hoạt. Bằng cách sử dụng các kênh truyền thông đa dạng và cập nhật thông tin nhanh chóng, doanh nghiệp có thể đưa ra phản ứng nhanh nhạy và kiểm soát tình hình một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó việc theo dõi, đo lường quá trình triển khai, kế hoạch truyền thông cũng cần được liên tục đánh giá và điều chỉnh thường xuyên với mục đích đáp ứng sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và yêu cầu của khách hàng. Và tất nhiên sự linh hoạt và khả năng thích ứng là yếu tố quan trọng để đảm bảo kế hoạch truyền thông luôn hiệu quả với doanh nghiệp.

III. 9 Bước xây dựng kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp

Bước 1: Phân tích SWOT

Phân tích SWOT là một bước đầu tiên và quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch truyền thông, giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mình, từ đó doanh nghiệp xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp.

Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông

Mục tiêu truyền thông là những kết quả cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua các hoạt động truyền thông. Và những mục tiêu đó cần được tuân theo nguyên tắc SMART bao gồm việc xác định rõ ràng, cụ thể, có thể đo lường được, có thời hạn thực hiện.

Việc xác định mục tiêu truyền thông rõ ràng, cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng cho các hoạt động truyền thông, từ đó tăng hiệu quả của các hoạt động này.

Bước 3: Xác định đối tượng mục tiêu

Tiến hành nghiên cứu và xác định rõ đối tượng công chúng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận. Đây có thể là khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng, nhóm người sử dụng sản phẩm/ dịch vụ, cộng đồng địa phương, các nhóm lợi ích đặc biệt,...

Bước 4: Xác định thông điệp truyền thông

Xác định những thông điệp cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải thông qua kế hoạch truyền thông của mình. Những thông điệp này nên phản ánh giá trị và sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra thông điệp cũng cần thiết lập một cách ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu.

Một thông điệp truyền thông hiệu quả cần có các đặc điểm sau:

  • Rõ ràng, dễ hiểu: Thông điệp cần được truyền tải một cách rõ ràng, dễ hiểu để khách hàng có thể tiếp nhận và ghi nhớ.

  • Cụ thể, ngắn gọn: Thông điệp cần ngắn gọn, súc tích để khách hàng có thể dễ dàng ghi nhớ.

  • Chân thực, đáng tin cậy: Thông điệp cần chân thực, đáng tin cậy để khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Hấp dẫn, thu hút: Thông điệp cần hấp dẫn, thu hút để khách hàng quan tâm và chú ý.

Xác định thông điệp giúp đảm bảo tất cả các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp đều nhất quán và cùng một hướng. Điều này quan trọng để tạo ra một hình ảnh thống nhất và đáng tin cậy về thương hiệu.

Bước 5: Thiết lập bộ thiết kế truyền thông

Để có thể thiết lập bộ thiết kế truyền thông hoàn chỉnh thì bạn cần phải có 3 yếu tố then chốt sau đây:

  • Chiến lược cho những thông điệp truyền thông (Message strategy): Đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định thành công hay thất bại của bộ thiết kế truyền thông. Chiến lược thông điệp cần xác định rõ mục tiêu truyền thông, đối tượng mục tiêu, thông điệp chính và các thông điệp phụ.

  • Chiến lược cho các hình thức sáng tạo (Creative strategy): Chiến lược sáng tạo sẽ quyết định cách thức truyền tải thông điệp tới đối tượng mục tiêu. Các hình thức sáng tạo có thể bao gồm: thiết kế đồ họa, video, âm thanh,...

  • Nguồn phát thông điệp (Message source): Nguồn phát thông điệp là yếu tố giúp tăng độ tin cậy và thuyết phục đối với đối tượng mục tiêu. Nguồn phát thông điệp có thể là thương hiệu, người nổi tiếng, hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan.

Bước 6: Lựa chọn kênh truyền thông

Mục tiêu truyền thông là yếu tố quan trọng nhất cần cân nhắc khi lựa chọn kênh truyền thông. Các kênh truyền thông khác nhau sẽ phù hợp với các mục tiêu truyền thông khác nhau.

Sau khi đã xác định được mục tiêu truyền thông và phân tích đối tượng mục tiêu , lúc này doanh nghiệp cần khảo sát các kênh truyền thông có sẵn. Việc khảo sát sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các kênh truyền thông:

  • Loại hình kênh truyền thông: Kênh truyền thông có thể được phân loại thành các loại hình khác nhau như truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp, truyền thông xã hội,...

  • Chi phí

  • Phạm vi tiếp cận

  • Thời gian tiếp cận

  • Tính hiệu quả

Bước 7: Xác định ngân sách và chiến thuật

Ngân sách truyền thông sẽ được tính theo phần trăm doanh thu hoặc chi phí marketing tổng thể của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu như doanh nghiệp có doanh thu 500 triệu và chi phí marketing tổng thể là 50 triệu thì ngân sách truyền thông có thể là 10% tương đương với 5 triệu đồng.

Còn về chiến thuật truyền thông thì có thể bao gồm các hoạt động sau:

  • Quảng cáo: Quảng cáo là hình thức truyền thông trả phí, nhằm mục đích tiếp cận khách hàng mục tiêu với thông điệp của doanh nghiệp.

  • PR: Nhằm mục đích tạo dựng hình ảnh và uy tín cho doanh nghiệp.

  • Quan hệ công chúng: Quan hệ công chúng là hoạt động kết nối với các bên liên quan, nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và tạo dựng sự ủng hộ cho doanh nghiệp.

  • Marketing trực tiếp: Hình thức truyền thông trực tiếp đến khách hàng mục tiêu, thông qua các phương tiện như thư, email, điện thoại,...

  • Marketing nội dung: Tạo ra các nội dung có giá trị, nhằm mục đích thu hút và giữ chân khách hàng mục tiêu.

Bước 8: Thiết lập timeline

Sau khi liệt kê các hoạt động truyền thông, tiếp theo doanh nghiệp cần xác định thời gian thực hiện cho từng hoạt động. Thời gian thực hiện cần xác định hợp lý, đảm bảo các hoạt động truyền thông cần phải được thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả.

Bước 9: Đo lường hiệu suất, báo cáo

Quan trọng nhất là cần đảm bảo rằng doanh nghiệp có một kế hoạch đo lường chi tiết từ đầu, để có thể thu thập đúng dữ liệu và đánh giá hiệu suất một cách chính xác. Từ đó điều chỉnh chiến dịch truyền thông và tối ưu hóa kết quả trong quá trình triển khai. Một số công việc cần làm trong bước này có thể bao gồm:

  • Xác định các chỉ số KPI (Key Performance Indicator): Khi xác định KPI, doanh nghiệp cần căn cứ vào các mục tiêu của chiến dịch truyền thông. 

  • Thu thập dữ liệu: Sau khi xác định KPI, doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu để đo lường hiệu quả của các hoạt động truyền thông.

  • Phân tích dữ liệu: Giúp doanh nghiệp hiểu được những gì đã đạt được, những gì cần cải thiện.

  • Báo cáo kết quả: Kết quả phân tích dữ liệu cần được báo cáo cho các bên liên quan để có những quyết định phù hợp. 

0 views

Recent Posts

See All

Comments


Thanks for submitting!

Contact Us

Thanks for submitting!

Terus.jpg

©2021 Terus Blog. All rights reserved. Vietyouth.vn

bottom of page