Trong lĩnh vực digital marketing, CPM được coi là một trong những loại quảng cáo phổ biến nhất. Tuy nhiên, đối với những bạn trẻ mới bắt đầu nghề nghiệp, việc hiểu sâu sắc về thuật ngữ này là một thách thức. Do đó, CPM là gì? Làm thế nào để thiết lập và tối ưu hóa một chiến dịch quảng cáo CPM đạt được kết quả tốt? Hãy cùng Terus đọc bài viết dưới đây.
I. CPM là gì?
“Cost per 1000 impressions” trên Google được gọi là CPM. Nhà quảng cáo sẽ đặt ra một giá thầu trước khi khởi chạy cho mỗi 1000 lần xuất hiện của mẫu quảng cáo ở những nơi khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy.
Google sẽ cài đặt thuật toán để tính lượt xem thay vì CPC, trong đó nhà quảng cáo chỉ được tính phí theo số lần nhấp vào quảng cáo. Mỗi lần quảng cáo được hiển thị trên màn hình của người dùng được coi là một lượt xem, một lần hiển thị.
Nếu bạn không biết CPC cũng dừng lo, hãy tiếp tục đọc xong bài sau đó bạn có thể qua bài viết sau của Terus để tìm hiểu về CPC: CPC là gì?
Chẳng hạn, tổng chi phí cho chiến dịch là 5.000.000 đồng và quảng cáo của bạn nhận được 100.000 lượt xem. Do đó, chi phí quảng cáo CPM:
5.000.000/ (100.000/1000) = 50.000 đồng
Chiến dịch CPM dùng khi nào?
Nghe phía trên chắc bạn nghĩ là CPM chả ngon tí nào, chẳng cần phải quan tâm? Suy nghĩ như vậy là SAI LẦM nhé.
Bản chất của CPM đâu phải là để khách hàng nhấn vào kiên kết của bạn. CPM được tạo ra nhằm tối đa hóa quá số người thấy được quảng cáo của bạn. Đây chính là phễu 1 marketing: Awareness đấy.
Vậy CPM dùng khi nào bạn là brand mới hoàn toàn và bạn chưa cần doanh số ngay mà cần phải được mọi người biết đến thương hiểu của mình trước. Sau đó, sẽ triển khai các phễu tiếp theo.
Nếu bạn chưa biết phễu mà Terus để cập đến thì có tìm hiểu tại đây nhé, phễu marketing cũng là kiến thức quan trọng cần biết đấy: Phễu marketing là gì?
II. Các ưu và nhược điểm của CPM
Ưu điểm của CPM
Nhiều nhà quảng cáo đánh giá CPM là hiệu quả nhanh chóng và dễ sử dụng. Quảng cáo CPM có lợi thế về chi phí đối với các doanh nghiệp mới đến thị trường và đang tạo dấu ấn cho khách hàng.
Các doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm chi phí quảng cáo theo lượt hiển thị so với chi phí quảng cáo CPC cho mỗi lần click chuột nếu họ tạo được độ phủ thương hiệu và có nhiều lượt truy cập vào website của họ.
CPM hỗ trợ cả nhà quảng cáo và nhà cung cấp vị trí quảng cáo. Có nhiều nhà quảng cáo muốn đặt banner trên trang web của bạn và kiếm được doanh thu thụ động hàng tháng khi bạn xây dựng website hoặc blog được nhiều người biết đến hơn.
Nhược điểm của CPM
Một số nhược điểm của CPM đối với nhà quảng cáo bao gồm:
Số tiền bỏ ra cho quảng cáo sẽ không đạt được hiệu quả cao trên các trang web có lưu lượng truy cập thấp.
Cạnh tranh giữa các thương hiệu là rất lớn trên các trang web có lưu lượng truy cập cao, do đó số tiền bạn chi cho quảng cáo CPM sẽ tăng lên mà hiệu quả không chắc chắn.
Những quảng cáo CPM lãng phí nếu không hiển thị đúng đối tượng mục tiêu của thương hiệu.
Sử dụng CPC sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng quảng cáo tốt hơn.
CPM sẽ không phù hợp cho các dự án quá lớn hoặc tầm trung. CPM sẽ không đáp ứng được việc tạo ra hiệu ứng đo lường cho người chạy chiến dịch.
Việc sử dụng quá đơn giản dẫn tới vấn đề nan giải hơn là những chỉ số cần thiết để xét sau khi kết thúc chiến dịch sẽ không có!
III. CPM và CPC khác nhau ở điểm nào?
Thật ra CPM và CPC là 2 thứ hoàn toàn khác nhau nhé
CPC
![CPC](https://static.wixstatic.com/media/c72bf8_721060ef16ac4b87a824a30084854b7c~mv2.jpg)
Đối với CPC, hãy hiểu rằng bạn trả tiền CHO KHÁCH HÀNG NHẤN VÀO LINK, thế là sao? Ví dụ bạn để CPC 7.000đ thì mỗi lần khách hàng nhấn vào liên kết thì bạn mất 7.000đ. Với CPC mọi thứ bạn chi trả sẽ khá rõ ràng, bạn có bao tiền thì Trình quảng cáo sẽ cố gắng chi tiêu trong tầm đó hết thì dừng.
CPM
Đối CPM, bạn sẽ trả tiền cho KHÁCH HÀNG THẤY QUẢNG CÁO CỦA BẠN. Chẳng hạn, với chiến dịch CPM bạn bỏ ra 100.000đ cho 1000 lượt hiển thị. Vậy khác gì CPC nhỉ? Đúng vậy, chả có gì ở CPM chắc chắn cho việc khách hàng sẽ nhấn vào link trong quảng cáo cho bạn. Việc 1000 hiển thị không có được nhấn lần nào là hoàn toàn bình thường.
IV. Các tips giúp chiến dịch CPM hiệu quả hơn
Để có những chiến dịch CPM tốt hơn thì cần phải biết những tip sau
Xác định rõ nhu cầu của khách hàng hướng tới
Triển khai trên các nền tảng quảng cáo được phát triển mới
Sử dụng các công cụ tiếp thị khác
Đừng bó tệp khách hàng
1. Xác định rõ nhu cầu của khách hàng hướng tới
Điều quan trọng đầu tiên là xác định các nhu cầu về marketing và truyền thông trước khi lựa chọn một chiến dịch quảng cáo hoặc quảng cáo CPM. Cho dù bạn là một sinh viên đang tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực marketing trong doanh nghiệp hay là một cá nhân đang theo đuổi nghề bán hàng online.
2. Triển khai trên các nền tảng quảng cáo được phát triển mới
Ngoài ra, mọi người thường mong đợi rằng quảng cáo CPM chỉ được sử dụng trên nền tảng Google Adwords. Nhưng nhiều đối thủ nhăm nhe miếng bánh này, đẩy giá quảng cáo lên một cách chóng mặt. Các nhà quảng cáo phải chuyển sang các nền tảng mới, để đa dạng hóa sự xuất hiện của mình.
![nền tảng Google Ads](https://static.wixstatic.com/media/c72bf8_e2660a3a51f34edd85de1e9a3394a9ff~mv2.png)
Không có lựa chọn nào tốt nhất hay tệ nhất. Đánh giá cần dựa trên quan điểm của nhà quảng cáo về sự phù hợp với từng giai đoạn của sản phẩm và lộ trình phát triển của thương hiệu.
Để tìm ra những đặc điểm khác biệt của các nền tảng quảng cáo này, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng chúng. Sau đó, bạn sẽ có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả và tối ưu nhất.
3. Sử dụng các công cụ tiếp thị khác
Một số người trong ngành thường coi trọng các chiến dịch quảng cáo và tin rằng việc chi tiền cho quảng cáo sẽ mang lại hiệu quả tối ưu.
Nhưng họ không biết rằng một chiến dịch tiếp thị hiệu quả là kết hợp các công cụ tiếp thị khác, chẳng hạn như quảng cáo, bán hàng cá nhân và khuyến mại, ngoài sự thành công của kênh tiếp thị trực tuyến.
4. Đừng bó tệp khách hàng
Nhiều người mới chạy thường có các “thầy” dạy bó tệp “chuẩn”, “bao có khách”,… đừng tin những điều đó. Hãy thả tệp khách hàng chạy thử ở chiến dịch CPM này, tất nhiên bạn có thể lọc ra các nick clone và đối thủ,…
Nhưng điều Terus cố nói ở đây là hãy thật sự hiểu về tệp khách hàng của bạn rồi hãy bó tệp khách hàng. Đừng làm 1 con robot chỉ nghe lời người khác, hãy nhìn thấy tiềm năng của sản phẩm để tìm ra tệp khách hàng đúng đắn nhé.
Hy vọng bài viết này đã giải quyết được một số câu hỏi của bạn liên quan đến dạng quảng cáo CPM và cách áp dụng chúng cho công việc hoặc doanh nghiệp của bạn. Bạn nên suy nghĩ về việc sử dụng CPM hay CPC phù hợp mà không quá tốn kém tùy thuộc vào hoàn cảnh và chức năng của doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết của Terus.
Nếu bạn có bất cứ yêu cầu gì về Terus có thể liên hệ tại đây nhé!
Theo dõi Terus tại:
FAQ – Giải đáp các thắc mắc liên quan đến Chỉ số CPM
1. CPM là gì?
CPM là viết tắt của Chi phí mỗi nghìn hoặc Chi phí mỗi nghìn. Đây là mô hình định giá được sử dụng trong quảng cáo để đo lường chi phí phát sinh cho mỗi nghìn lần hiển thị quảng cáo. CPM thể hiện chi phí mà nhà quảng cáo phải trả để tiếp cận một nghìn người xem bằng quảng cáo của họ.
2. CPM được tính như thế nào?
CPM được tính bằng cách chia tổng chi phí của chiến dịch quảng cáo cho số lần hiển thị được tạo và sau đó nhân với một nghìn. Công thức cho CPM là: (Tổng chi phí / Số lần hiển thị) * 1000.
Ví dụ: nếu một chiến dịch quảng cáo có chi phí 500 USD và tạo ra 100.000 lần hiển thị thì CPM sẽ là 5 USD.
3. Tại sao CPM lại quan trọng trong quảng cáo?
CPM rất quan trọng trong quảng cáo vì nhiều lý do:
Hiệu quả chi phí: CPM cho phép nhà quảng cáo đánh giá hiệu quả chi phí của chiến dịch bằng cách so sánh giá mỗi nghìn lần hiển thị trên các kênh hoặc chiến lược quảng cáo khác nhau.
Lập kế hoạch ngân sách: CPM hỗ trợ lập kế hoạch ngân sách bằng cách ước tính chi phí để đạt được số lần hiển thị cụ thể.
So sánh hiệu suất: CPM cung cấp số liệu để so sánh hiệu suất của các chiến dịch hoặc kênh quảng cáo khác nhau.
Mua phương tiện truyền thông và đàm phán: CPM đóng vai trò là cơ sở cho việc mua phương tiện truyền thông và đàm phán với các nhà xuất bản hoặc mạng quảng cáo.
Đánh giá ROI: CPM là yếu tố đánh giá lợi tức đầu tư (ROI) của các chiến dịch quảng cáo.
4. Nhà quảng cáo có thể tối ưu hóa CPM bằng cách nào?
Nhà quảng cáo có thể sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để tối ưu hóa CPM và cải thiện hiệu quả chi phí. Dưới đây là một số cách tiếp cận:
Đối tượng được nhắm mục tiêu: Tinh chỉnh đối tượng mục tiêu của bạn để tiếp cận những người có nhiều khả năng tương tác với quảng cáo của bạn nhất.
Vị trí đặt quảng cáo và nhắm mục tiêu: Tối ưu hóa các tùy chọn nhắm mục tiêu và vị trí đặt quảng cáo của bạn để tiếp cận đúng đối tượng vào đúng thời điểm.
Tối ưu hóa nội dung quảng cáo: Liên tục thử nghiệm và tối ưu hóa nội dung quảng cáo của bạn để cải thiện hiệu suất của chúng.
Quản lý tần suất: Quản lý tần suất hiển thị quảng cáo để tránh tình trạng quá bão hòa và gây mệt mỏi cho quảng cáo.
Giám sát và điều chỉnh chiến dịch: Thường xuyên theo dõi hiệu suất chiến dịch của bạn và thực hiện các điều chỉnh dựa trên dữ liệu.
Đọc thêm:
Comentários