top of page
Sphere on Spiral Stairs

Chúng tôi là Terus

CÔNG NGHỆ TERUS ® Với tôn chỉ là công nghệ thực tiễn, công nghệ ứng dụng, đã đang và sẽ tạo ra các sản phẩm thiết kế và tiếp thị trên nền tảng digital lấy người dùng làm trung tâm.

IMC Là Gì? Vai Trò Của IMC Đối Với Thương Hiệu

andynguyen02012000

IMC là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu định nghĩa của IMC và tầm quan trọng của nó đối với quảng cáo doanh nghiệp. Terus cũng sẽ phân tích một kế hoạch IMC thành công của Spotify.


I. IMC là gì?

IMC là quá trình kết hợp thông điệp của một thương hiệu để nó xuyên suốt và nhất quán trên tất cả các phương tiện truyền thông mà thương hiệu sử dụng để tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình.

Đây là một cách tiếp cận định hướng để sử dụng cho tất cả các kênh tiếp thị truyền thông của công ty. Đặc biệt là khi khách hàng thường tương tác với thương hiệu trên khoảng 20 kênh khác nhau trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Do đó, các công ty phải cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm khách hàng dễ dàng, bất kể họ tương tác với thương hiệu trực tiếp ngoài đời thực hay thông qua website, mạng xã hội.

II. Hạn chế của IMC trong truyền thông

Bên cạnh những vai trò quan trọng của IMC thì việc ứng dụng nó vào thực tiễn cũng tồn tại nhiều hạn chế.

1. Quá tải thông tin

Nhiều doanh nghiệp thực hiện truyền tải lượng lớn thông điệp quảng cáo có thể khiến người tiêu dùng bị quá tải thông tin và ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của họ. Theo báo cáo của Accenture, khoảng 75% người tiêu dùng đã không đặt hàng trong vòng 03 tháng bởi cảm thấy bị quá tải khi tiếp nhận nhiều nội dung quảng cáo, choáng ngợp trước nhiều sự lựa chọn và tốn thời gian ra quyết định. 

Để tránh điều này xảy ra, bạn cần phải thực hiện đo lường và cải thiện tần suất hiển thị các thông điệp quảng cáo của mình.

2. Bất đồng giữa các bộ phận

Để có thể thực hiện một chiến dịch IMC thành công cần đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều bộ phận với nhau, vì thế nên việc bất đồng ý kiến là điều không thể tránh khỏi. Lúc này, các bộ phận cần dành thời gian ngồi lại thảo luận và đưa ra ý kiến đồng thời giải quyết các mâu thuẫn và xung đột để đảm bảo hiệu qua tối đa cho chiến dịch.

3. Ý tưởng bị hạn chế

Do các hoạt động IMC được dựa trên góc nhìn của khách hàng mục tiêu nên doanh nghiệp thường bỏ qua những ý tưởng sáng tạo, mới lạ. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc của phòng sáng tạo và kết quả truyền thông.

4. Đo lường ROI khó

Phần lớn các doanh nghiệp sẽ khó có thể đo lường ROI một cách chính xác chiến dịch truyền thông đã chạy. Bởi doanh nghiệp cần phải theo dõi nhiều biến số khó định lượng.

Chẳng hạn, xác định chính xác doanh thu tạo ra từ một chiến dịch tiếp thị cụ thể hoặc có bao nhiêu khách hàng biết đến thương hiệu nhờ chiến dịch. 

III. Đối tượng mà IMC nhắm tới

  1. Khách hàng tiềm năng

  2. Khách hàng trung thành

  3. Khách hàng cũ

  4. Cổ đông doanh nghiệp

  5. Chính phủ

1. Khách hàng tiềm năng

Hiểu rõ khách hàng tiềm năng không chỉ là một chiến lược marketing tốt mà còn là một quyết định kinh doanh thông minh. Khi nắm bắt được nhu cầu và sở thích của khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi tiêu quảng cáo, tăng hiệu quả bán hàng và đạt được lợi nhuận cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc giảm thiểu lãng phí và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

2. Khách hàng trung thành

Khách hàng trung thành là những người có niềm tin và gắn bó lâu dài với một sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu cụ thể. Nhóm người không chỉ có tần suất mua hàng cao mà còn sẵn sàng giới thiệu với những người trong vòng tròn quan hệ của họ.

Do đó, việc doanh nghiệp cần đầu tư và tạo mối quan hệ lâu dài với nhóm khách hàng trung thành trong mọi chiến dịch nói chung và IMC là điều cần thiết. 

3. Khách hàng cũ

Khách hàng cũ là những người đã từng trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và có thể trở thành những khách hàng trung thành trong tương lai. Việc giữ chân họ không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí marketing mà còn tạo ra một nguồn thu nhập ổn định và bền vững.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng cũ là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

4. Cổ đông doanh nghiệp

Cổ đông không chỉ là những người sở hữu cổ phần mà còn là những đối tác quan trọng trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Việc tham gia vào các hoạt động Marketing giúp cổ đông hiểu rõ hơn về chiến lược kinh doanh của công ty, từ đó đưa ra những góp ý quý báu để cùng doanh nghiệp đạt được thành công.

5. Chính phủ

Đối với các doanh nghiệp, chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc quy định và giám sát hoạt động của công ty. Khi một doanh nghiệp triển khai một chiến dịch truyền thông, chính phủ có thể hỗ trợ trong khả năng cho phép để đảm bảo chiến dịch tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 

IV. Cách hình thức thường được dùng trong IMC

IMC có thể được thực hiện và triển khai qua nhiều hình thức khác nhau trong đó có 6 hình thức phổ biến nhất được sử dụng:

1. Advertising (Quảng cáo)

Đây là hình thức hiệu quả nhất để truyền đạt thông điệp của chiến dịch và tiếp cận đến lượng lớn khán giả mục tiêu nhanh chóng. Sức mạnh của hình thức quảng cáo này nằm ở khả năng tiếp cận số lượng lớn người dùng, là một cách lý tưởng tron việc xây dựng nhận thức về thương hiệu và truyền tải thông điệp chính.

2. Direct Marketing (Marketing trực tiếp)

Đây là một loại hình truyền thông tích hợp tập trung truyền tải thông điệp và giao tiếp trực tiếp với khách hàng và khách hàng tiềm năng. Mục đích của hoạt động này là giúp doanh nghiệp xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp và khách hàng. 

Bằng cách sử dụng các hình thức phổ biến như Marketing qua điện thoại, Marketing tại điểm bán, Marketing qua Catalog, Tiếp thị tận nhà, tặng phiếu giảm giá,... Marketing trực tiếp vừa mang đến trải nghiệm cá nhân hóa vừa giúp khách hàng cảm thấy được sự quan tâm và hình thành mong muốn có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Trong thời đại ngày nay, với 73% người tiêu dùng thích được các thương hiệu liên hệ qua thư trực tiếp, Email Marketing vẫn là một kênh tiếp thị hiệu quả để thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả của doanh nghiệp.  

3. Personal Selling (Bán hàng cá nhân)

Thông qua giao tiếp hai chiều, nhân viên sale có thể thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng và cung cấp giải pháp phù hợp, từ đó tạo dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Tuy nhiên, để thành công, người bán hàng cần có kỹ năng giao tiếp tốt và ứng biến linh hoạt với mọi phản ứng của khách hàng.

Trong một số trường hợp, khách hàng cần tư vấn hoặc hỗ trợ kỹ thuật, hình thức bán hàng cá nhân cho phép doanh nghiệp tương tác trực tiếp và giải đáp các câu hỏi một cách chi tiết và tỉ mỉ hơn. Do đó, hình thức này vừa mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng, vừa tạo sự an tâm và tăng khả năng mua hàng.

4. Public Relations (Quan hệ công chúng)

Public Relations đóng vai trò quan trọng nhằm hỗ trợ mục tiêu Marketing như nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin và giải thích, tăng sự hiểu biết, tạo dựng lòng tin cùng một số lý do để người tiêu dùng mua hàng,... Hầu hết các chiến lược quan hệ công chúng đều được phát triển với mục tiêu dài hạn vì chúng giúp xây dựng danh tiếng tích cực cho thương hiệu. 

Một số hình thức quan hệ công chúng (PR) phổ biến mà doanh nghiệp có thể lựa chọn như gây quỹ, tổ chức sự kiện, truyền tải thông điệp qua báo chí hoặc các trang mạng xã hội uy tín,...

5. Sales Promotion (Khuyến mãi)

Đây là hoạt động tiếp thị góp phần thúc đẩy doanh số bán sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách tăng thêm giá trị cơ bản được cung cấp. Chẳng hạn như mua một tặng một, ưu đãi 50% tất cả mặt hàng,...

Tùy vào mục tiêu, các doanh nghiệp có thể triển khai các chương trình như: giảm giá, dùng thử sản phẩm, quà tặng Mini Game, bốc thăm trúng thưởng, hoàn tiền, giảm giá cho khách hàng thân thiết,..

6. Sponsorships (Tài trợ)

Tài trợ cho một sự kiện được xem là giải pháp hiệu quả trong chiến dịch IMC giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng nhận diện và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên, hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp có ngân sách lớn. 

V. Tầm quan trọng của IMC

  1. Tập trung nhiều kênh tiếp thị

  2. Sự nhất quán trong hành trình khách hàng

  3. Xây dựng thương hiệu

  4. Kết hợp hệ thống kênh phân phối

  5. IMC bổ trợ kênh Marketing

1. Tập trung nhiều kênh tiếp thị

Tuy nhiên, việc tiếp thị đa kênh yêu cầu một chiến lược có thể kết hợp mọi thứ để đạt được các mục tiêu quảng cáo của mỗi doanh nghiệp. Đây là thời điểm mà IMC phải được đưa vào chiến lược marketing.

Có bốn lý do chính:

  • Sự nhất quán hành trình khách hàng.

  • IMC hỗ trợ xây dựng thương hiệu.

  • Để tăng hiệu quả của mỗi chiến dịch IMC.

  • Sự kết hợp hài hoà giữa các kênh quảng cáo hỗ trợ lẫn nhau.

2. Sự nhất quán trong hành trình khách hàng

Hãy suy nghĩ về lần đầu tiên bạn nghe nói về sản phẩm, nhãn hiệu của nó và cách bạn đưa ra quyết định mua lần tới. Một số khách hàng sẽ không mua một sản phẩm ngay khi họ nhìn thấy nó. Họ thường đi qua toàn bộ quá trình mua hàng. Hành trình này chỉ có thể kéo dài trong một ngày.

Đây là một ví dụ về hành trình của một khách hàng, từ việc khám phá thương hiệu ban đầu đến việc đưa ra quyết định mua hàng. Kết quả là, hành trình khách hàng thuận lợi trong toàn bộ phễu marketing sẽ được thực hiện thông qua giao tiếp nhất quán và dễ theo dõi.

3. Xây dựng thương hiệu

Như đã nói, giao tiếp liên tục là một phần quan trọng của việc xây dựng thương hiệu. Trong tất cả các chiến dịch, doanh nghiệp cần đối tượng mục tiêu tham gia vào từng điểm chạm để xây dựng và củng cố mối quan hệ mà khách hàng có với thương hiệu.

Việc sử dụng Brand Code trên tất cả các phương tiện truyền thông của doanh nghiệp là một bước quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Các thành phần có liên quan đến thương hiệu được gọi là brand Code.

4. Kết hợp hệ thống kênh phân phối

Việc áp dụng IMC sẽ định hướng lại cách các kênh tiếp thị của doanh nghiệp hoạt động và cách họ sử dụng chúng. Hiện có một loạt các phương pháp tiếp cận khách hàng, cả trực tuyến và trực tiếp.

Tuy nhiên, công ty phải có sự lựa chọn kỹ càng về các kênh tiếp thị trừ khi thị trường đại chúng là mục tiêu của họ. Mặt khác, công ty cần nỗ lực tăng nhận diện của họ trên mọi kênh và phương tiện truyền thông có liên quan.

5. IMC bổ trợ kênh Marketing

Các kênh tiếp thị sẽ hỗ trợ nhau khi các công ty truyền thông đúng cách. Mô hình bánh đà, còn được gọi là Flywheel, đã thay đổi cách các doanh nghiệp nhìn nhận inbound marketing, điều này khiến nó trở nên phổ biến rộng rãi.

Doanh nghiệp hoàn toàn dựa vào hiệu ứng “bánh đà” để phát triển khi kênh tiếp thị được sử dụng nhuần nhuyễn.

VI. Các bước thiết lập kế hoạch IMC

  • Bước 1: Xác định mục tiêu hướng tới

  • Bước 2: Vẽ ra chân dung của khách hàng

  • Bước 3: Tìm kiếm insight và pain point của khách hàng

  • Bước 4: Xây dựng thông điệp

  • Bước 5: Triển khai và đánh giá chiến dịch IMC

  • Bước 6: Đánh giá hiệu quả

Bước 1: Xác định mục tiêu hướng tới

Để một chiến dịch IMC thành công, việc xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể là vô cùng quan trọng. Mục tiêu này không chỉ là kim chỉ nam cho toàn bộ chiến dịch mà còn là thước đo để đánh giá hiệu quả của các hoạt động marketing. Mục tiêu cần được thiết kế theo mô hình SMART, đảm bảo tính khả thi và đo lường được.

Bước 2: Vẽ ra chân dung của khách hàng

Để một chiến dịch truyền thông tích hợp (IMC) thành công, doanh nghiệp cần có một bức tranh rõ nét về đối tượng khách hàng mà mình muốn hướng đến.

Việc xây dựng một chân dung khách hàng chi tiết, bao gồm các thông tin về nhân khẩu học, tâm lý và hành vi, sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác trong việc lựa chọn kênh truyền thông, nội dung và thời điểm truyền tải thông điệp.

Bước 3: Tìm kiếm insight và pain point của khách hàng

InsightPain point là chìa khóa để doanh nghiệp mở ra cánh cửa tâm trí của khách hàng. Bằng cách hiểu rõ những suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn sâu kín của khách hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng những chiến lược marketing hiệu quả, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.

Bước 4: Xây dựng thông điệp

Thông điệp là linh hồn của mọi chiến dịch IMC. Nó là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của chiến dịch. Một thông điệp rõ ràng, súc tích và hấp dẫn sẽ dễ dàng đi vào lòng khách hàng, tạo ra sự kết nối và thúc đẩy hành động.

Bước 5: Triển khai và đánh giá chiến dịch IMC

Sau khi đã hoàn thành những bước chuẩn bị và kế hoạch, bạn có thể cho bắt đầu triển khai IMC và bắt đầu ghi nhận và đánh giá các thông số của chiến dịch.

Bước 6: Đánh giá hiệu quả

Doanh nghiệp cần thường theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến dịch IMC sau khi triển khai. Việc này giúp doanh nghiệp xác định những điểm thành công và hạn chế, từ đó điều chỉnh chiến lược IMC phù hợp cho các chiến dịch tiếp theo. 

V. Spotify – Đơn vị thành công nhất khi áp dụng IMC

Ý tưởng về IMC đã được nâng lên một tầm cao mới với chiến dịch Spotify Wrapped. Lần đầu tiên diễn ra vào năm 2015, đây là một sự kiện hàng năm. Dữ liệu âm nhạc trong suốt một năm qua sẽ được Spotify tiết lộ cho công chúng thông qua một chiến dịch tích hợp trên nhiều nền tảng.

Tìm hiểu thêm về chiến dịch

Đầu tiên, người dùng có thể xem lại hành trình âm nhạc trên ứng dụng này bằng những video ngắn dựa trên lịch sử nghe nhạc của họ. Các quảng cáo chiến dịch thu hút và hấp dẫn được phát hành trên toàn cầu.

Các nghệ sĩ và ban nhạc nhận được thông tin và data, còn được gọi là dữ liệu. Người nghe cũng được khuyến khích chia sẻ những số liệu được bọc.

Chiến dịch đã có tác động đáng kể. Hơn 1.2 triệu bài đăng đã nhắc đến chiến dịch trên Twitter. Lượt tải ứng dụng của Spotify đã tăng 21% trong tuần đầu tiên của tháng 12 nhờ chiến dịch năm 2020.

Terus sẽ giải thích cho bạn tất cả các khía cạnh của khái niệm IMC, vai trò của nó và một ví dụ cụ thể về một chiến dịch thành công sử dụng kế hoạch này trong bài viết này. Liên hệ Terus ngay để được tư vấn ngay.

Theo dõi Terus tại:


Đọc thêm:

0 views

Recent Posts

See All

Commentaires


Thanks for submitting!

Contact Us

Thanks for submitting!

Terus.jpg

©2021 Terus Blog. All rights reserved. Vietyouth.vn

bottom of page