top of page
Sphere on Spiral Stairs

Chúng tôi là Terus

CÔNG NGHỆ TERUS ® Với tôn chỉ là công nghệ thực tiễn, công nghệ ứng dụng, đã đang và sẽ tạo ra các sản phẩm thiết kế và tiếp thị trên nền tảng digital lấy người dùng làm trung tâm.

Index là gì? Cách Giúp Công Cụ Tìm Kiếm Index Website Nhanh Hơn

andynguyen02012000

Index là quá trình thu thập dữ liệu và các công cụ tìm kiếm cho website được xuất hiện trên bảng kết quả của người dùng. Nhưng không phải ai cùng hiểu rõ về Index, bài viết này Terus sẽ nói cho bạn mọi thông tin cần biết về Index và cách giúp các search engine lập chỉ mục website của bạn nhanh chóng hơn.

I. Index là gì?

Index là quá trình công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu từ các trang web thông qua Internet, sau đó đánh giá và lưu trữ lại thông tin vào hệ thống của mình.

Index đóng vai trò như một chiếc "visa" giúp trang web của bạn được công cụ tìm kiếm công nhận và xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Nếu không có index, trang web của bạn sẽ như một hòn đảo cô lập giữa đại dương thông tin, không ai có thể tìm thấy.

Trong bối cảnh SEO hiện nay, việc tối ưu hóa để trang web được index nhanh chóng và hiệu quả là một trong những yếu tố quyết định thành công của chiến dịch marketing online.

Cách công cụ lựa chọn trang để quét

Robots Meta Directives là những dòng code đặc biệt mà bạn đặt vào website. Những dòng code này sẽ "nói" với các công cụ tìm kiếm như Google, Bing… rằng họ có thể làm gì và không thể làm gì trên website của bạn. Ví dụ, bạn có thể chỉ dẫn họ index một số trang nhất định, hoặc ngược lại, yêu cầu họ bỏ qua một số trang khác. Sẽ có 2 yếu tố tạo nên sự hướng dẫn này bao gồm:

  • Meta Robot Tag: Thẻ này sẽ cho bot quét biết nên làm gì với trang web này với các chỉ dẫn do chính bạn đưa ra

  • X-Robot-Tag: Bạn có thể điều X-Robot-Tag để cho phép hoặc từ chối truy cập của các công cụ tìm kiếm vào từng khu vực khác nhau của website

Cách kiểm tra website đã được index hay chưa?

Muốn biết Google đã "nhìn thấy" những gì trên website của bạn chưa? Rất đơn giản!

Bạn chỉ cần vào Google Search và gõ "site:tên miền website".

Ví dụ, nếu bạn muốn xem Google đã index bao nhiêu bài viết trên trang terusvn.vn thì hãy nhập "site:terusvn.vn" vào ô tìm kiếm. Ngay lập tức, Google sẽ liệt kê ra tất cả các trang của terusvn.vn mà họ đã thu thập thông tin.

Index rồi liệu có bị gỡ index không?

Hoàn toàn có thể nhé, Google sẽ định kỳ quét lại các trang nếu bị lỗi dưới đây thì bài viết của bạn dễ dàng bị gỡ index:

  • Lỗi 4XX: Tưởng tượng bạn đang tìm một cuốn sách trong thư viện nhưng bạn lại ghi nhầm tên sách hoặc kệ sách. Lúc này, thư viện viên sẽ thông báo cho bạn là không tìm thấy cuốn sách đó (lỗi 4XX).

  • Lỗi 5XX: Cũng giống như khi bạn đến thư viện nhưng thư viện đang đóng cửa hoặc hệ thống tìm kiếm sách bị lỗi. Lúc này, bạn sẽ không thể tìm được cuốn sách mình muốn (lỗi 5XX).

  • Nội dung vi phạm chính sách

  • Website bỏ thêm thẻ noindex

II. Tần suất truy vấn của Google là bao nhiêu?

"Cache" là một thuật ngữ máy tính có nghĩa là "bộ nhớ đệm". Google lưu trữ một bản sao của các trang web trong bộ nhớ đệm của mình. Điều này giúp Google trả kết quả tìm kiếm nhanh hơn cho người dùng. Và định kỳ thì Google sẽ vào để cập nhật bản cache mới nếu website có thay đổi. Các trang báo thường sẽ có tần suất truy vấn nhiều hơn từ Google.

Cách Googlebot nhìn website của tôi

Quá trình Googlebot thu thập thông tin về website của bạn diễn ra liên tục. Googlebot sẽ tải xuống toàn bộ mã nguồn của website, phân tích cấu trúc và nội dung, sau đó lưu trữ thông tin vào cơ sở dữ liệu khổng lồ của mình.

Tần suất thu thập phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ phổ biến của website, chất lượng nội dung và các yếu tố kỹ thuật khác. Để giúp Google hiểu rõ hơn về website của bạn, bạn nên tối ưu hóa website theo các tiêu chuẩn của Google.

III. Tầm quan trọng của Index với SEO

Nếu coi SEO là một cuộc đua về thứ hang giữa các website khác nhau, thì việc index sẽ là tấm vé cho website tham gia vào cuộc đua này. Sau đây là những yếu tố quan trọng của Index:

1. Website xuất hiện trong công cụ tìm kiếm

Để website của bạn được người dùng tìm thấy trên Google, điều đầu tiên và quan trọng nhất là nó phải được index.

2. Giúp website được xếp hạng cao hơn

Google Index đóng vai trò như một thư viện khổng lồ, chứa đựng thông tin của hàng tỷ trang web. Dựa vào dữ liệu trong thư viện này, Google sẽ đánh giá và xếp hạng các trang web, đưa ra kết quả tìm kiếm phù hợp nhất với người dùng. Bạn có thể gọi index lại website khi thay đổi nội dung, điều này tạo ra cơ hội đạt thứ hạng cao hơn trong tìm kiếm.

3. Đem website đến với nhiều người hơn

Khi website của bạn xuất hiện ở những vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã mở ra cánh cửa để hàng triệu người dùng Internet khám phá sản phẩm và dịch vụ của mình.

Việc tăng cường khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm không chỉ giúp website thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng mà còn góp phần nâng cao độ tin cậy và uy tín của thương hiệu. Nhờ đó, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể.

IV. Những lỗi thường gặp khiến website không được index

Nhiều lúc bạn thắc mắc tại sao website của mình mãi mà chưa được index, thì sau đây là tổng hợp những lỗi mà bạn có thể mắc phải khiên bạn không index được website:

1. Chưa khai báo sitemap cho Google

Sitemap đóng vai trò như một bản đồ chỉ đường cho các robot tìm kiếm, giúp chúng hiểu rõ cấu trúc và nội dung của website một cách nhanh chóng và chính xác. Nhờ đó, các robot sẽ dễ dàng thu thập thông tin và đưa website của bạn lên top kết quả tìm kiếm.

Cách để khai báo sitemap, tôi sẽ chỉ bạn cách đơn giản nhất, nếu bạn dùng website wordpress hãy tải plugin RankMath SEO, plugin này sẽ tạo giúp bạn các sitemap cần thiết. Sau khi cài và active hãy chờ 2 - 3 phút.

Làm theo thao tác sau: Rank Math SEO -> Cài đặt sơ đò trang -> Lấy URL sitemap có dang site_map.xml -> Submit cái link này lên trên Google Search Console

2. Bị chặn bởi robots.txt

Tưởng tượng file robots.txt như một người bảo vệ cửa trước website của bạn. Bạn sẽ giao cho người bảo vệ này một danh sách những người được phép vào nhà (các trang web có thể truy cập) và những người không được phép (các trang bị chặn)

Để kiểm tra thì hãy dùng plugin tôi chỉ bạn làm như sau: Rank Math SEO -> Cài đặt chung -> Chỉnh sửa robots.txt -> Xem xét nếu có bất kỳ dong Disallow nào bất thường thì hãy xóa đi -> Lưu

3. Bot gặp lỗi khi đang cố thu thập thông tin

Quá trình thu thập thông tin của các robot Google về website doanh nghiệp đôi khi gặp trục trặc do cấu trúc website phức tạp, lỗi kỹ thuật tiềm ẩn hoặc việc sử dụng những công nghệ mới chưa được hỗ trợ đầy đủ.

Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra toàn diện cấu trúc website, sửa chữa các lỗi kỹ thuật và cân nhắc việc sử dụng các công cụ hỗ trợ index. Điều này giúp các robot của công cụ tìm kiếm dễ dàng tiếp cận và hiểu nội dung website hơn, từ đó cải thiện khả năng xếp hạng trên kết quả tìm kiếm.

Kiểm tra lại bằng các công cụ như Screaming Frog check các lỗi sau: 301, 403, 5xx,...

4. Website bị trùng lặp nội dung

Việc xuất hiện nội dung trùng lặp trên nhiều trang khác nhau trong cùng một website là một vấn đề khá phổ biến. Tuy nhiên, điều này lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

Các robot của Google sẽ khó khăn hơn trong việc đánh giá nội dung nào là quan trọng và độc đáo, từ đó ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm.

V. Cách giúp website được index nhanh chóng

1. Thường xuyên làm mới nội dung

Muốn website được Google ưu ái, bạn cần thường xuyên cập nhật những bài viết chất lượng, hữu ích. Khi đó, Google sẽ đánh giá cao website của bạn và giúp bạn xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

2. Dùng Google Search Console để hỗ trợ việc index

Google Search Console như một "bảng điều khiển" giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý "sức khỏe" của website trên Google. Với công cụ này, bạn có thể kiểm tra xem Google đã "nhìn thấy" và "lưu trữ" những nội dung nào trên website của mình chưa, hoặc tìm ra những "vấn đề" đang cản trở quá trình Google "lập chỉ mục" website của bạn.

Nếu chưa xác định Search Console cho website thì bài viết Hướng dẫn xác thực Google Search Console sẽ hưỡng dẫn chi tiết cho bạn.

3. Xây dụng thêm danh sách Ping trên WordPress

Bạn muốn Google, Bing và các công cụ tìm kiếm khác biết đến những bài viết mới trên website của bạn nhanh chóng? Hãy tận dụng danh sách Ping. Đây như một "danh sách liên hệ" giúp bạn thông báo cho các công cụ tìm kiếm mỗi khi bạn có nội dung mới. Để danh sách này hiệu quả hơn, hãy thêm vào đó những trang web uy tín, được các công cụ tìm kiếm tin tưởng.

Tôi sẽ tặng cho bạn miễn phí danh sách ping của chúng tôi nhé, hãy làm theo các bước sau:

Cài đặt -> Viết -> Dịch vụ cập nhật -> Hãy thêm danh sach tôi gửi dưới đây và bấm lưu

  • http://rpc.pingomatic.com

  • http://ping.blo.gs

  • http://blog.with2.net/ping.php

  • http://blogsearch.google.ae/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.at/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.be/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.bg/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.ca/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.ch/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.cl/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.co.cr/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.co.hu/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.co.id/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.com.au/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.com.br/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.com.co/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.com.do/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.com.mx/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.com.my/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.com.pe/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.com.sa/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.com.sg/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.com.tr/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.com.tw/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.com.ua/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.com.uy/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.com.vn/ping/RPC2

  • http://blogsearch.google.com/ping/RPC2

4. Chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội

Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội không chỉ giúp bạn tăng lượt tương tác mà còn giúp Google nhanh chóng biết đến bài viết của bạn. Khi bạn chia sẻ, bạn đang tạo ra các liên kết trỏ về bài viết đó, điều này giúp Google đánh giá bài viết của bạn có giá trị và xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

5. Xây dựng hệ thống website chuẩn

Một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là cấu trúc website. Nếu cấu trúc của bạn sạch sẽ, gọn gàng và tuân thủ các tiêu chuẩn, Google sẽ dễ dàng "đọc" được nội dung của bạn và giúp website của bạn xuất hiện ở những vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm.

6. Chạy quảng cáo

Chạy quảng cáo không chỉ giúp trang web của bạn được biết đến nhanh chóng mà còn giúp cải thiện thứ hạng trên kết quả tìm kiếm. Khi các công cụ tìm kiếm thấy rằng nhiều người đang tìm kiếm và click vào quảng cáo của bạn, họ sẽ đánh giá cao nội dung của trang web và xếp hạng nó lên vị trí cao hơn.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần có một chiến lược quảng cáo phù hợp và một ngân sách đủ lớn.

VI. Lưu ý về việc Index

Cứ 2-4 tuần, bạn nên kiểm tra lại một lần để đảm bảo rằng tất cả những nội dung mới nhất đều đã được cập nhật vào thư viện Google. Số lượng sách càng nhiều, càng có nhiều người đọc tìm đến bạn.

Cố gắng phân loại bài viết thành các mục đề điều này giúp Google dễ quét các cụm bài viết liên quan với nhau, đây cũng là cách giúp thúc đẩy thức hạng cho website.

Với những kiến thức về index và cách Google làm việc, doanh nghiệp có thể chủ động tối ưu hóa website để đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.

0 views

Recent Posts

See All

댓글


Thanks for submitting!

Contact Us

Thanks for submitting!

Terus.jpg

©2021 Terus Blog. All rights reserved. Vietyouth.vn

bottom of page