top of page
Sphere on Spiral Stairs

Chúng tôi là Terus

CÔNG NGHỆ TERUS ® Với tôn chỉ là công nghệ thực tiễn, công nghệ ứng dụng, đã đang và sẽ tạo ra các sản phẩm thiết kế và tiếp thị trên nền tảng digital lấy người dùng làm trung tâm.

Influencer Marketing Là Gì? Xu Hướng Marketing Hiện Nay

andynguyen02012000

Influencer Marketing là gì? Hiện tại, Influencer Marketing là một phương pháp quảng cáo phổ biến đối với các doanh nghiệp. Terus đã cập nhật tổng hợp thông tin về Influencer Marketing! Hãy cùng khám phá.

Influencer Marketing Là Gì? Xu Hướng Marketing Hiện Nay

I. Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing là một loại hoạt động tiếp thị trong đó thương hiệu hợp tác với những người có ảnh hưởng để quảng bá hàng hóa và dịch vụ của họ.

Các nhà ảnh hưởng, không giống như những người nổi tiếng, có thể ở bất cứ đâu và là bất cứ ai. Lượng người theo dõi lớn trên internet giúp họ có ảnh hưởng. Người có ảnh hưởng có thể là một nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng trên Instagram hoặc một CEO được kính trọng trên LinkedIn.

Influncer là gì?

Influencer là những người có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người khác nhờ uy tín và tầm ảnh hưởng của mình trong một cộng đồng cụ thể. Họ thường là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định và có khả năng tạo ra xu hướng tiêu dùng.

Những người có ảnh hưởng xây dựng danh tiếng bằng cách chia sẻ kiến thức chuyên môn một cách thường xuyên và tương tác tích cực với cộng đồng. Nội dung chất lượng và sự tương tác chân thành giúp họ tạo ra một cộng đồng người hâm mộ trung thành, sẵn sàng lắng nghe và tin tưởng vào những gì họ chia sẻ.

Thông tin sơ lược về Influencer Marketing tại Việt Nam

Khi số lượng người dùng mạng xã hội tăng lên tại Việt Nam, xu hướng quảng cáo Influencer tiếp tục phát triển mạnh. Người dùng theo dõi những người ảnh hưởng vì nhu cầu tiêu dùng, thói quen hoặc sở thích của họ.

Các chuyên gia marketing dự đoán rằng việc sử dụng người ảnh hưởng tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên.Influencer Marketing nổi tiếng đã thành công trong việc củng cố mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu. Ngoài ra, người Việt Nam có nhiều người dùng mạng xã hội.

Số liệu thống kê về Influencer Marketing tại Việt Nam năm 2024:

  • Tại Việt Nam, nền tảng xã hội phổ biến nhất là Facebook và Tiktok.

  • 82% người tiêu dùng trực tuyến Việt Nam đã mua hàng hóa theo đề xuất của những người ảnh hưởng.

  • Thương hiệu giáo dục và gia đình tại Việt Nam chi nhiều tiền cho quảng cáo influencer.

  • Micro-influencers đang kiểm soát các chiến dịch influencer.

  • Thị trường phổ biến nhất là lĩnh vực thời trang và làm đẹp.

II. Một số thuật ngữ thường bị nhầm lẫn với Influncer

Vì cùng một phương thức dùng người nổi tiếng để quảng bá cho thương hiệu vì thế có nhiều thuật ngữ thường bị hiểu lầm là Influncer Marketing.

1. Word of Mouth

Cả influencer marketing và marketing truyền miệng đều dựa trên việc tạo ra những người ủng hộ tự nguyện cho thương hiệu. Nhưng trong influencer marketing, doanh nghiệp chủ động hợp tác với những người có ảnh hưởng, trong khi marketing truyền miệng thường xảy ra một cách tự nhiên hơn.

  • Influncer Marrketing: doanh nghiệp trả phí đẻ một người đem sản phẩm của bạn giới thiệu đến nhiều người khác và phải chi trả thêm hoa hồng cho sản phẩm bán được

  • Word of Mouth: Điều này xảy ra khi một người dùng yêu thích sản phẩm/ dịch vụ của bạn và chủ động giới thiệu đến các mối quan hệ của họ, bạn sẽ không tốn chi phí cho phần này.

2. Affiliate Marketing

Điểm khác biệt chính giữa affiliate marketing và influencer marketing nằm ở hình thức trả thưởng. Affiliate chỉ được trả khi có kết quả cụ thể như bán hàng, trong khi influencer thường được trả một khoản cố định cho cả chiến dịch.

3. Advocate Marketing

Advocate marketing tập trung vào việc nuôi dưỡng các customer advocate, những người có khả năng lan tỏa thông điệp thương hiệu một cách tự nguyện và bền vững, khác biệt so với hình thức chỉ đơn thuần là sử dụng người có ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm.

4. KOL (Key Opinion Leader) Marketing

Cả hai đều sử dụng những người có ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, KOL có thể bao gồm các chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể, trong khi influencer có thể là bất kỳ ai có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Influencer Marketing thường tập trung vào các nền tảng xã hội, trong khi KOL Marketing có thể diễn ra trên nhiều kênh khác nhau.

III. Phân loại Influencer tại Việt Nam

Hiện nay, để phân loại Influencer có 4 loại chính: Mega, Macro, Micro và Nano

1. Mega Influencer

Mega Influencer Là những người có hơn 1 triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội, những người này rất có tiếng nói và sức ảnh hưởng trong 1 cộng đồng. Những Mega Influencer luôn được các nhãn hàng lớn săn đón và đề nghị họ làm Brand Ambassador cho hãng, chi phí để được hợp tác với những nhân vật này là rất cao. Nhưng đứng sau họ là một đội ngũ ekip hùng hậu giúp đảm bảo thông điệp doanh nghiệp muốn truyền tải sẽ đến được với người xem.

Những người nổi tiếng thuộc loại này có thể kể đến: Sơn Tùng MTP, Lisa, Rose, V,…

2. Macro Influncer

Tuy sức ảnh hưởng không được như Macro nhưng điểm vượt trội của những Influncer này là khả năng lan tỏa thông tin rất nhanh và rộng. Những người này thường có từ 100.000 – 700.000 người theo dõi. Khác với Mega thì những Macro Influncer thường xây dựng thương hiệu thông qua blog, video, content chất lượng,…

Thông thường Macro Influncer sẽ là một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, và tạo nội dung thông qua các trang mạng xã hội. Và họ rất có kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu, nên bạn hoàn toàn có thể làm việc với họ để xây dựng thương hiệu khi còn quá mới với thị trường.

3. Micro Influncer

Họ là những người có từ 10.000 – 80.000 người theo dõi, họ sẽ không được biết đến một cách rộng rãi với cộng đồng, họ chỉ nổi bật trong các ngành cụ thể. Điểm nổi bật của các Micro Influncer là tỷ lệ tương tác rất cao với mức chi phí rẻ hơn các ngôi sao hạng A.

Thường những người này sẽ tự đảm nhiệm các vấn đề nội dung, quay dựng, chỉnh sửa, quản lý kênh, giao tiếp với khách hàng,… Nếu bạn cần tiếp cận một tệp khách hàng nhỏ và có kinh phí thấp thì đây là một lựa chọn rất tốt.

4. Nano Influncer

Bên cạnh các influencer tầm cỡ lớn và trung bình, một thế lực không thể bỏ qua chính là các nano influencer. Với lượng người theo dõi khiêm tốn từ 1000 đến 10000, họ tập trung vào các cộng đồng nhỏ, có nhu cầu đặc thù. Dù quy mô nhỏ nhưng sức ảnh hưởng của họ lại vô cùng mạnh mẽ, nhờ vào mối quan hệ gần gũi với người theo dõi và những nội dung chân thực, hữu ích.

IV. Xu hướng sử dụng Influencer Marketing

Marketing thường sử dụng influencer để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu. Lợi ích sẽ khác biệt do các tác giả khác nhau, như bạn biết. Hình thức nào hiệu quả nhất và được sử dụng nhiều nhất? Đây là 4 xu hướng sử dụng influencer marketing hiện đang phổ biến.

  1. Hợp tác với micro-influencer

  2. Sử dụng AI trong influencer marketing

  3. Pet influencer

  4. Thương mại trên mạng xã hội

1. Hợp tác với micro-influencer

Trong các chiến dịch marketing, doanh nghiệp thường hợp tác với các micro-influencer. Theo đó, những người này được coi là có hiệu quả hơn trong việc quảng cáo hàng hóa và dịch vụ. Ngoài ra, mọi công ty mong muốn có được mức giá hợp lý khi làm việc với nhóm influencer này.

2. Sử dụng AI trong influencer marketing

Việc sử dụng AI trong các chiến dịch influencer marketing đang dần trở thành một xu hướng mới trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo và học máy đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

AI cho phép các công ty cung cấp dữ liệu chuyên sâu về hiệu suất của chiến dịch và tự động hóa quy trình tìm và làm việc với những người có sức ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của xu hướng này là chi phí cao.

3. Pet influencer

Bạn chắc chắn không quên sự kiện Mỹ Diệu xâm chiếm thế giới đã được các thương hiệu Việt Nam và thế giới sử dụng rộng rãi trong báo chí.

Trên mạng xã hội, xu hướng khoe thú cưng của các con sen đã tạo ra những ngôi sao thú cưng và thu hút sự chú ý của công chúng.

Nắm bắt được xu hướng này, các thương hiệu triển khai nhanh chóng các chiến dịch truyền thông cá nhân về động vật để thu hút sự chú ý của công chúng và thu hút tương tác với họ.

4. Thương mại trên mạng xã hội

Xu hướng hiện tại là sử dụng các nền tảng mạng xã hội để bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp cho khách hàng.

Các công ty phải tìm ra các phương pháp mới để tăng doanh thu vì ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng mạng xã hội để mua sắm. Trong đó, quảng cáo trên mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

V. Hướng dẫn lập chiến lược influencer marketing

Làm thế nào để xây dựng một chiến lược tiếp thị tương tác hiệu quả? Các bước cần thiết để hình thành một chiến lược influencer marketing sẽ được Terus chia sẻ trong phần dưới đây.

  • Bước 1: Thiết lập mục tiêu

  • Bước 2: Xác định công chúng mục tiêu

  • Bước 3: Xác định ngân sách

  • Bước 4: Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp

  • Bước 5: Tạo nội dung cho chiến dịch

  • Bước 6: Tìm kiếm influencer phù hợp

  • Bước 7: Theo dõi hiệu quả

Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Doanh nghiệp cũng cần thiết lập các mục tiêu rõ ràng cho bất kỳ chiến lược nào. Do đó, cần đặt ra các mục tiêu cụ thể khi xây dựng chiến lược tiếp thị influencer cho một thương hiệu. Các mục tiêu này giống như “ngọn đèn đường” giúp bạn đi đúng hướng.

Để có được một mục tiêu đề ra phù hợp thì hãy áp dụng mục tiêu SMART, điều này sẽ giúp doanh nghiệp đặt ra được những mục tiêu có thể hoàn thành, bạn có thể tham khảo những mục tiêu mẫu dưới đây:

  • Lượng tiếp cận: bạn đang trong giai đoạn xây nhận biết thương hiệu, mong muốn chiến dịch tiếp cận được đến nhiều người nhất có thể.

  • Bán hàng: Đặt ra mục tiêu kinh doanh là bán được số lượng bao nhiêu, cộng với những chương trình khuyến mãi giúp dễ dàng đánh giá được hiệu quả của Influncer

Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu

Tiếp theo, bạn cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của mình và phân tích kỹ lưỡng các đặc điểm của họ (hành vi, nhân khẩu học và tâm lý). Thương hiệu có thể xây dựng một kế hoạch hành động phù hợp nhất dựa trên những mục tiêu và dữ liệu đã được phân tích.

Bước 3: Đưa ra thông điệp và kế hoạch

Nên nhớ rằng, các Influncer chỉ là người giúp bạn được biết đến bởi tệp người xem của họ. Bạn cần phải đưa ra được thông điệp muốn truyền tải và kế hoạch triển khai, giúp đảm bảo sau chiến dịch người xem phải nhớ đến thông điệp của bạn bằng cách này hay cách khác.

Một kế hoạch truyền thông chi tiết sẽ giúp influencer hiểu rõ kỳ vọng của thương hiệu và từ đó tạo ra những nội dung chất lượng, góp phần vào thành công của chiến dịch.

Bước 4: Xác định ngân sách

Ngân sách quyết định cách thương hiệu tạo và phân phối nội dung, cũng như lựa chọn những người ảnh hưởng phù hợp. Do đó, để đảm bảo hiệu quả chung của chiến dịch, các marketer cần phân bổ nguồn tài chính này một cách cẩn thận.

Để dễ tham khảo cho ngân sách thì tôi sẽ tổng hợp cho bạn Giá thuê Influncer của Influncer MarketingHub cho năm 2025

Bước 5: Tìm kiếm influencer phù hợp

Người nổi tiếng phù hợp phải có khả năng hiểu và kết nối với công chúng cũng như thương hiệu. Do đó, đây là một trong những bước quan trọng nhất trong chiến dịch tiếp thị influencer của thương hiệu và cần được xem xét kỹ lưỡng.

Sau đay là một vài gợi ý từ tôi để giúp bạn tìm kiếm Influcer phù hợp, bạn hãy nhấn vào các hashtag trên chiến dịch cũ của đối thủ, các Influncer từng được thuê sẽ hiện ra, bạn có thể dựa vào view, tương tác,... để tìm ra người phù hợp nhất

Bước 6: Theo dõi hiệu quả

Theo dõi kết quả chiến dịch giúp thương hiệu đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch và liệu các mục tiêu đã đạt được hay không.

Vừa rồi là những chia sẻ liên quan đến chủ đề “Influencer Marketing là gì?” của Terus. Tôi hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin thú vị và đưa ra những lời khuyên hiệu quả cho việc thiết kế một chiến dịch quảng cáo influencer.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết của Terus. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì bạn có thể liên hệ với Terus.

Theo dõi Terus tại:


Đọc thêm:

0 views

Recent Posts

See All

תגובות


Thanks for submitting!

Contact Us

Thanks for submitting!

Terus.jpg

©2021 Terus Blog. All rights reserved. Vietyouth.vn

bottom of page