KOC là gì? Vì lý do gì các công ty nên ưu tiên KOC trong quảng cáo và chiến lược marketing? Tổng hợp các lời khuyên về lựa chọn KOC cho doanh nghiệp.
I. KOC là gì?
KOC (Key Opinion Consumer) là những người có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng trong một lĩnh vực cụ thể. Họ thường là những người tiêu dùng sành sỏi, có kinh nghiệm và chia sẻ những đánh giá, trải nghiệm thực tế của mình về sản phẩm/dịch vụ trên các nền tảng mạng xã hội.
Thông qua việc chia sẻ trải nghiệm của họ với các sản phẩm dịch vụ đó trên các kênh như truyền thông xã hội, diễn đàn trực tuyến, nhóm chat, trò chuyện với bạn bè và người thân, họ ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng khác.
Các KOC nổi tiếng trên Tiktok hiện tại: Kiên Review, Namvivu, tieumanthau, haidangreview,…
KOC và KOL có gì khác nhau?
Key Opinion Consumer(KOC) là người mua hàng hóa và dịch vụ của thương hiệu. Có tác động đến các lựa chọn mua sắm của người khác. Họ là người có ảnh hưởng, địa vị và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phẩm dịch vụ của thương hiệu. Họ cũng có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm nhưng với mức độ ảnh hưởng lớn hơn.
II. Yếu tố đánh giá một KOC tốt là gì?
Để có thể lựa chọn và đánh giá KOC phù hợp với doanh nghiệp, bạn cần phải đánh giá kênh và người làm video theo các tiêu chí cụ thể sau đây:
Có kiến thức chuyên môn
Khả năng giao tiếp và tương tác xã hội
Xây dựng nội dung bền vững
Độ tương tác với cộng đồng
Sự phù hợp với thương hiệu
1. Có kiến thức chuyên môn
Trước khi làm việc với bất kỳ KOC nào hãy cố gắng lựa chọn những người đang làm nội dung hướng tới ngành hàng của bạn, điều này đảm bảo KOC đã có kiến thức nền với sản phẩm. Tuy không cần phải có kịch bản chi tiết như KOL nhưng việc có sàn lọc loại nội dung sẽ giúp bạn hướng được tới tệp khách hàng tiềm năng của sản phẩm.
2. Khả năng giao tiếp và tương tác xã hội
Hầu như các KOC đều là những người trẻ sáng tạo nội dung trên các nền tảng, doanh nghiệp nên trao đổi và thảo luận với họ nhiều nhằm đưa ra thỏa thuận cho các bên. Ngoài ra, giúp đánh giá khả năng giao tiếp và phản ứng của họ, cân nhắc đến việc hợp tác lâu dài.
3. Xây dựng nội dung bền vững
Có rất nhiều được lập ra chỉ để bán nhanh các sản phẩm rồi biến mất không tiếp tục xây dựng kênh, Terus khuyên bạn hãy tránh khỏi những kênh như này. Bạn cần các KOC đã và đang xây dựng nội dung bền vững điều này sẽ giúp thương hiệu được ghi nhận với tệp khách hàng tốt hơn.
4. Độ tương tác với cộng đồng
Trước khi lựa chọn KOC, bạn cũng phải xem cách mà người sáng tạo nội dung tương tác với người xem của mình, đây là yếu tố rất quan trọng. Cách KOC xây dựng hình ảnh với cộng đồng của họ sẽ ảnh hưởng đến góc nhìn của sản phẩm của khách hàng.
5. Sự phù hợp với thương hiệu
Không phải cứ là KOC có người theo dõi nhiều hay có lượt xem cao là doanh nghiệp lựa chọn, thay vì thế bạn nên chọn những KOC có tính tương thích với sứ mệnh, mục tiêu mà sản phẩm nhắm tới. Việc này giúp sản phẩm xuất hiện tự nhiên trong các video của người sáng tạo, giúp người xem vô thức nhớ đến sản phẩm mà không nhớ rằng đây chỉ là quảng cáo.
III. Vai trò của KOC trong chiến dịch Marketing
Với sự tin tưởng và uy tín mà họ có được từ cộng đồng, họ có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số vai trò chính của KOC trong marketing:
Tăng cường độ tin cậy cho sản phẩm/dịch vụ
Mở rộng độ phủ và tiếp cận khách hàng
Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Xây dựng hình ảnh thương hiệu
Thu thập phản hồi từ khách hàng
1. Tăng cường độ tin cậy cho sản phẩm/dịch vụ
KOC thường chia sẻ những trải nghiệm thực tế, đánh giá khách quan về sản phẩm, giúp người tiêu dùng hình thành niềm tin. Vì là những người tiêu dùng bình thường, họ tạo ra cảm giác gần gũi, đáng tin cậy hơn so với các ngôi sao hay người nổi tiếng.
2. Mở rộng độ phủ và tiếp cận khách hàng
Mạng lưới người theo dõi của KOC có thể giúp sản phẩm/dịch vụ tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng hơn. Những chia sẻ của họ có thể tạo ra hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu.
3. Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Những đánh giá tích cực từ KOC có thể thúc đẩy người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng, KOC giúp giảm thiểu rủi ro khi người tiêu dùng quyết định mua một sản phẩm mới. Với sự ra đời của Tiktok Shop, quá trình này được đảm bảo sẽ dễ dàng ra đơn hơn.
4. Xây dựng hình ảnh thương hiệu
Qua những chia sẻ của KOC, thương hiệu có thể xây dựng hình ảnh gần gũi, thân thiện hơn với khách hàng, họ giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu và các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
5. Thu thập phản hồi từ khách hàng
Qua các tương tác với KOC và cộng đồng của họ, doanh nghiệp có thể thu thập được những phản hồi quý báu từ khách hàng. Những phản hồi này giúp doanh nghiệp điều chỉnh và cải tiến sản phẩm/dịch vụ để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.
V. Cách sử dụng KOC vào chiến dịch Marketing
KOC là một công cụ vô cùng hiệu quả trong chiến dịch marketing hiện đại. Để tận dụng tối đa sức mạnh của họ, bạn có thể tham khảo những cách sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến dịch
Bước 2: Lựa chọn KOC phù hợp
Bước 3: Xây dựng mối quan hệ với KOC
Bước 4: Lên kế hoạch nội dung
Bước 5: Theo dõi và đánh giá
Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến dịch
Để có thể xác định đúng mục tiêu và nhu cầu phù hợp với sản phẩm, bạn có thể thực hiện 2 yếu tố sau
Nhận diện đối tượng mục tiêu: Xác định rõ đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng tới.
Đặt ra mục tiêu cụ thể: Có thể là tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng doanh số, hay cải thiện hình ảnh sản phẩm.
Bước 2: Lựa chọn KOC phù hợp
Nghiên cứu kỹ về các KOC tiềm năng, xem xét số lượng người theo dõi, độ tương tác, nội dung họ chia sẻ và đặc biệt là sự phù hợp với thương hiệu của bạn. Hãy đọc lại mục III phía trên bạn sẽ có kinh nghiệm lựa chọn KOC phù hợp cho mình.
Bước 3: Xây dựng mối quan hệ với KOC
Đừng chỉ xem KOC như một công cụ quảng cáo, hãy xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng. Hãy cho họ biết các thông tin sơ lượt về sản phẩm, đặc biệt là cho họ thấy điểm vượt trội của sản phẩm so với thị trường.
Bước 4: Lên kế hoạch nội dung
Cùng KOC lên ý tưởng những nội dung hấp dẫn, phù hợp với phong cách của họ và thu hút được sự quan tâm của người theo dõi. Thay vì bảo họ viết lại, hãy góp ý những nơi bạn muốn chỉnh sửa điều này sẽ giúp cả 2 dễ dàng làm việc với nhau hơn
Bước 5: Theo dõi và đánh giá
Xác định các chỉ số quan trọng như lượt xem, lượt thích, lượt chia sẻ, tăng trưởng người theo dõi, doanh số để đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Dựa vào kết quả đánh giá để điều chỉnh chiến lược và tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch.
Sẽ không có chiến dịch nào là hoàn toàn thành công nhưng nếu bạn và KOC có sự giao tiếp và hợp tác, Terus tin rằng sẽ đem lại những hiệu quả như mong muốn.
V. Tổng kết
Sau khi đọc bài viết trên, Terus hy vọng rằng nó đã giúp bạn hiểu rõ hơn về KOC – Khách hàng quan trọng – và cách tối ưu hóa chiến lược Key Opinion Consumer. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết của Terus. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì bạn có thể liên hệ với Terus ngay.
Theo dõi Terus tại:
Đọc thêm:
Comments