Tùy theo đặc điểm của từng công ty, tùy theo đặc điểm tính chất công việc, thậm chí tùy theo đặc điểm của nhân viên mà các công ty có cách tính lương khác nhau. Trong bài viết này, Terus sẽ giới thiệu tới các bạn4 phương pháp tính lương trung bình của nhân viên được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mỗi cơ chế trả lương đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy hãy làm quen với nó để lựa chọn phương thức trả lương.
I. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương
Tiền lương là thứ mang lại cả nền kinh tế quốc dân và lợi ích xã hội nên có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tiền lương:
Nhóm yếu tố thuộc về công ty: chính sách công ty, năng lực tài chính, cơ cấu tổ chức, bầu không khí văn hóa công ty.
Đối với thị trường lao động nhóm các yếu tố liên quan đến: tỷ lệ cung cầu trên thị trường, mức chi phí tiền lương, chi phí sinh hoạt, thu nhập quốc dân, tình hình kinh tế, pháp lý…
Nhóm yếu tố liên quan đến người lao động: số lượng – chất lượng công việc, số năm làm việc chuyên sâu, kinh nghiệm làm việc và các mối quan hệ khác.
Nhóm công nhân: khối lượng công việc lãng phí trong quá trình làm việc, khối lượng công việc, năng suất làm việc…
II. Nguyên tắc tính tiền lương trong doanh nghiệp
Mức lương được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Mức lương trong hợp đồng lao động phải lớn hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Người lao động được hưởng lương theo năng suất lao động, chất lượng lao động và kết quả lao động
Trong việc tính và trả lương phải tuân thủ các nguyên tắc đã ghi ở điều 8 của nghị định số 26/CP ngày 23/5/1995 của Chính phủ, cụ thể:
+ Làm công việc gì, chức vụ gì hưởng lương theo công việc đó, chức vụ đó, dù ở độ tuổi nào, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo mà là hoàn thành tốt công việc được giao thì sẽ được hưởng lương tương xứng với công việc đó. Đây là điều kiện đảm bảo cho sự phân phối theo lao động, đảm bảo sự công bằng xã hội.
+ Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động phải tăng nhanh hơn tốc độ của tiền lương bình quân. Đây là nguyên tắc quan trọng trong việc tiến hành sản xuất kinh doanh, bởi tăng năng suất lao động là cơ sở cho việc tăng lương, tăng lợi nhuận là thực hiện triệt để nguyên tắc trên.
III. Các cách tính lương cho nhân viên phổ biến nhất hiện nay
Tiếp theo là thông tin về các cách tính lương cho nhân viên phổ biến nhất hiện nay.
Cách tính lương theo thời gian
Cách tính lương theo sản phẩm
Cách tính lương theo hình thức khoán
Cách tính lương theo doanh thu
1. Cách tính lương theo thời gian
Căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của người lao động và căn cứ theo mức lương thỏa thuận ban đầu, doanh nghiệp tiến hành trả lương cho nhân viên dựa trên cách tính cân xứng theo thời gian.
Theo pháp luật quy định, tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể như sau:
Tiền lương tháng cố định được trả cho nhân viên trên cơ sở hợp đồng lao động;
Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày.
Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động.
Tuy nhiên, trên thực tế thì doanh nghiệp vẫn áp dụng 2 cách tính khác. Để biết được thời gian làm việc thực tế của người lao động thì doanh nghiệp căn cứ vào bảng chấm công với từng người lao động. Với hình thức tính lương theo thời gian này thì việc tính lương thực tế sẽ được áp dụng như sau:
Lương tháng = Lương thỏa thuận / số ngày làm việc trong tháng x số ngày đi làm thực tế
Lương tháng = Lương thỏa thuận / 26 x số ngày công đi làm thực tế trong tháng
Lương thỏa thuận: là mức lương thỏa thuận khi làm vào việc (có thể bao gồm cả phụ cấp)
Lưu ý
Với việc tính lương theo tháng thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có bộ phận chấm công cho từng nhân viên.
Người lao động sẽ bị trừ lương vào những ngày nghỉ
Với những doanh nghiệp chỉ nghỉ chủ nhật tức số ngày đi làm trong tháng thường là 26, 25, 27 ngày hoặc ít hơn (với tháng 2) thì có thể áp dụng cách tính lương với số ngày công chuẩn trong tháng là 26 ngày.
Cách trả lương: Có thể là ngày cuối cùng trong tháng sau khi đã hoàn thiện bảng chấm công. Nhưng thường các doanh nghiệp sẽ trả vào ngày mùng 5 đến mùng 10 tháng của tháng kế tiếp.
2. Cách tính lương theo sản phẩm
Cách tính lương theo sản phẩm sẽ thể hiện được sự công bằng dựa trên năng suất lao động của từng người lao động.
Lương theo sản phẩm = Khối lượng sản phẩm làm ra x Đơn giá sản phẩm
Đây là hình thức tiền lương mà tiền lương người lao động tương quan với số lượng sản phẩm (hay khối lượng công việc) họ làm ra và đơn giá trả cho một đơn vị sản phẩm.
Hình thức tiền lương này tạo sự kích thích cao đối với người lao động, động viên mạnh mẽ họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nó cũng khuyến khích nhân viên học tập, nâng cao trình độ lành nghề,… để qua đó tăng năng suất lao động nhờ đó mà tiền lương được trả cao.
Điều kiện để thực hiện trả lương theo sản phẩm:
Kết quả của lao động phải thể hiện bằng số đo tự nhiên
Có thể thống kê kết quả lao động một cách hiệu quả
Có định mức lao động một cách chính xác
Xác định đúng suất lương cấp bậc trả cho công việc đó
3. Cách tính lương theo hình thức khoán
Hình thức tính lương theo khoán thường được các doanh nghiệp áp dụng cho những sản phẩm có tính chất thời vụ, ngắn hạn, sản phẩm không theo quy chuẩn nào…
Cách tính lương khoán dựa trên khối lượng hoàn thành theo đúng chất lượng và đơn giá lương khoán.
Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % sản phẩm hoàn thành
Cách trả lương khoán thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây dựng, giao thông…
4. Cách tính lương theo doanh thu
Hình thức trả lương theo doanh thu sẽ phù hợp với những vị trí như: nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn… Việc tính lương theo doanh thu sẽ làm giảm sự rủi ro, thâm hụt ngân quỹ khi doanh nghiệp làm ăn không đạt kết quả tốt do sẽ bị trả ít tiền lương. Về cơ bản, việc trả lương theo doanh thu sẽ gắn chặt giữa mức lương người lao động nhận được với doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp với mức tỉ lệ thuận: doanh nghiệp có lãi càng cao thì nhân viên có mức lương càng lớn. Ví dụ: Doanh nghiệp A chuyên cung cấp sản phẩm dịch vụ và trả lương cho nhân viên bán hàng như sau: Lương cứng 2 triệu/tháng + 1% lợi nhuận. Trong tháng 12/2023 công ty thu về 100 triệu lợi nhuận từ sản phẩm dịch vụ => Lương = 2 triệu + 1% x 100 triệu = 3 triệu/tháng Doanh nghiệp có thể khuyến khích nhân viên làm việc bằng cách thưởng khi doanh số đạt được mức nào đó. Tìm hiểu thêm về
IV. Tổng kết
Việc tính lương luôn là chủ đề nhạy cảm trong các doanh nghiệp, với các phương pháp được đưa ra giúp các doanh nghiệp quản trị được tốt hơn.
đã được liệt kê hết trong bài viết trên của
, hi vọng sẽ giúp ích cho quý đơn vị đang hợp tác đến
và bạn bè doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này của
. Nếu bạn có bất cứ yêu cầu gì về
có thể liên hệ
nhé! Theo dõi
tại:
FAQ – Các phương pháp tính lương phổ biến hiện nay trong các doanh nghiệp cả lớn và nhỏ
1. Tại sao cần có phương pháp tính lương phù hợp?
Việc áp dụng phương pháp tính lương phù hợp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:
Thu hút và giữ chân nhân tài: Mức lương cạnh tranh và công bằng sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân những nhân viên tài năng.
Tăng động lực làm việc: Khi được trả lương xứng đáng với công sức, nhân viên sẽ có động lực để làm việc hiệu quả hơn.
Tăng hiệu quả hoạt động: Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhờ việc sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.
Giảm thiểu tranh chấp lao động: Mức lương rõ ràng, công bằng sẽ giúp giảm thiểu tranh chấp lao động trong doanh nghiệp.
Tăng tính minh bạch: Phương pháp tính lương minh bạch sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín.
2. Các phương pháp tính lương phổ biến hiện nay:
Có nhiều phương pháp tính lương khác nhau được áp dụng trong các doanh nghiệp, tuy nhiên một số phương pháp phổ biến bao gồm:
Lương theo thời gian: Mức lương được xác định dựa trên thời gian làm việc của nhân viên (ví dụ: lương theo giờ, lương theo ngày, lương theo tháng).
Lương theo sản phẩm: Mức lương được xác định dựa trên số lượng sản phẩm mà nhân viên hoàn thành.
Lương khoán: Nhân viên được trả một khoản lương cố định cho một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: tháng, quý) mà không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay thời gian làm việc.
Lương theo năng lực: Mức lương được xác định dựa trên trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm của nhân viên.
Lương theo thị trường: Mức lương được xác định dựa trên mức lương chung cho vị trí công việc tương tự trên thị trường.
3. Lựa chọn phương pháp tính lương phù hợp:
Việc lựa chọn phương pháp tính lương phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Ngành nghề kinh doanh: Mỗi ngành nghề có những đặc thù riêng về công việc, do đó cần lựa chọn phương pháp tính lương phù hợp.
Vị trí công việc: Mức độ phức tạp, yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm của mỗi vị trí công việc khác nhau, do đó cần áp dụng phương pháp tính lương phù hợp.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp tính lương phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Mục tiêu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu của việc tính lương (ví dụ: thu hút nhân tài, giữ chân nhân viên,…) để lựa chọn phương pháp phù hợp.
4. Một số lưu ý khi áp dụng các phương pháp tính lương:
Cần đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc áp dụng các phương pháp tính lương.
Cần thường xuyên cập nhật và điều chỉnh các phương pháp tính lương cho phù hợp với sự thay đổi của tình hình thực tế.
Cần có sự thống nhất giữa các bộ phận trong doanh nghiệp về cách thức áp dụng các phương pháp tính lương.
Cần tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động trong việc tính lương cho nhân viên.
Đọc thêm:
Comments