Bạn đã bao giờ nghe đến từ "workshop" chưa? Chắc hẳn không ít lần bạn bắt gặp từ này trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, ý nghĩa của "workshop" vẫn còn khá mơ hồ đối với nhiều người. Bài viết này của Terus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này.
I. Workshop là gì?
Workshop hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất. Tuy nhiên, tôi có thể định nghĩa như này, workshop là các sự kiện tổ chức như một diễn đàn để mọi người cùng nhau học hỏi, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm. Buổi workshop thường có hai phần chính: phần trình bày của chuyên gia và phần tương tác với khán giả.
Tình hình hoạt động workshop tại Việt Nam
Mặc dù chưa thật sự phổ biến, nhưng các buổi workshop ở Việt Nam đang ngày càng đa dạng hóa. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những workshop về bất kỳ lĩnh vực nào, từ giải trí đến Marketing. Mỗi khi có sản phẩm mới ra mắt hoặc vấn đề mới nổi lên, các workshop sẽ được tổ chức để mọi người cùng nhau trao đổi, trải nghiệm và đóng góp ý kiến.
Nhưng tín hiệu đáng mừng rằng các doanh nghiệp đang tổ chức nhiều buổi workshop hơn cho cả nội bộ và cộng đồng, đây cũng là cơ hội giúp cho doanh nghiệp quảng cáo thương hiệu của mình. Với bên ngành digital marketing của chúng tôi, có rất nhiều buổi workshop về chuyên ngành như Ads, SEO, Marketing, Content,... đang được tổ chức rất nhiều.
II. Lợi ích của việc tổ chức các buổi workshop
Sau đây là những lợi ích đem lại từ các buổi workshop:
Phát triển kỹ năng làm việc nhóm
Mở cơ hội cho tư duy sáng tạo
Marketing hiệu quả, tiết kiệm ngân sách
Cải thiện sự hài lòng với công ty
Xây dựng hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp
1. Phát triển kỹ năng làm việc nhóm
Với những buổi workshop đầy tính tương tác, bạn không chỉ được tiếp thu kiến thức mà còn được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Việc cùng nhau thực hiện các hoạt động sẽ giúp bạn mở rộng mối quan hệ và khám phá những khả năng mới của bản thân.
2. Mở cơ hội cho tư duy sáng tạo
Thời gian eo hẹp và không gian giới hạn của buổi workshop chính là yếu tố kích thích sự tập trung cao độ của người tham gia. Khi các điều kiện bị hạn chế, mọi người buộc phải tận dụng tối đa thời gian và không gian có sẵn, từ đó phát huy tối đa khả năng tư duy và làm việc dưới áp lực.
Điều này giúp rèn luyện kỹ năng còn thiếu mà hiếm khi nào những người bình thường có được cơ hội để rèn luyện. Việc này giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng của nhân sự mà không tốn chi phí thuê đào tạo bên ngoài.
3. Marketing hiệu quả, tiết kiệm ngân sách
Phương thức tổ chức workshop có thể xem là phương thức truyền thông "một mũi tên trúng hai đích", doanh nghiệp vừa có cải thiện chất lượng của nhân sự vừa gây được tiếng vang trong cộng đồng vì tạo ra một môi trường lành mạnh.
So với các chiến dịch Marketing truyền thống, workshop là một lựa chọn tiết kiệm chi phí hơn đáng kể. Với một buổi workshop, doanh nghiệp có thể tập trung vào một đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể, tăng khả năng tương tác và chuyển đổi. Điều này chứng tỏ workshop mang lại hiệu quả cao hơn trong việc tiếp cận khách hàng.
4. Cải thiện sự hài lòng với công ty
Việc đầu tư vào các buổi workshop không chỉ là một cách để doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đến nhân viên mà còn là một chiến lược để nâng cao lòng trung thành của họ. Khi được tham gia các hoạt động học tập và phát triển, nhân viên sẽ cảm thấy được trân trọng và có động lực gắn bó lâu dài với công ty.
Thực tế cho thấy, đa số nhân viên đều đánh giá cao các chương trình đào tạo và coi đó là một yếu tố quan trọng khi lựa chọn nơi làm việc. Bên cạnh việc học hỏi kiến thức và kỹ năng mới, các buổi workshop còn là cơ hội để nhân viên thư giãn, giảm stress và tăng cường tinh thần làm việc nhóm.
5. Xây dựng hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp
Một doanh nghiệp luôn khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo sẽ nhanh chóng xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ.
Các workshop đóng vai trò như một cầu nối giúp doanh nghiệp thể hiện rõ nét giá trị và bản sắc của mình. Thống kê cho thấy, workshop được đánh giá là công cụ tiếp thị hiệu quả hơn hẳn so với các hình thức digital marketing, email marketing hay content marketing.
III. Các loại hình workshop thông dụng
Với từng mục tiêu khác nhau thì những buổi workshop cũng được tổ chức khác đi. Sau đây là những hình thức workshop được tổ chức nhiều nhất hiện tại.
Workshop chia sẻ kiến thức
Workshop thực hành
Workshop nhằm Marketing
1. Workshop chia sẻ kiến thức
Workshop chia sẻ kiến thức là một hình thức phổ biến, thường quy tụ từ vài chục đến vài trăm người tham gia. Với thời lượng khoảng 4-5 tiếng, các chuyên gia sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực của mình.
Trong một phần ba thời gian cuối chương trình, khán giả sẽ được tương tác trực tiếp với chuyên gia thông qua phần hỏi đáp. Đây là cơ hội tuyệt vời để mọi người giải đáp những thắc mắc và mở rộng kiến thức.
Hiện tại thì những buổi workshop như này đang rất là phổ biến tại Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội cho người trẻ được trả lời những câu hỏi trong ngành bởi các chuyên gia. Ngoài ra, đay cũng là kiểu workshop sẽ dễ thu hút nhiều người quan tâm nhất, vì tâm lý sợ bỏ lỡ điều gì đó trong mỗi người, khiến tỷ lệ người tham gia khi mở workshop là rất cao.
2. Workshop thực hành
Buổi workshop này thường được tổ chức nội bộ, tạo cơ hội cho nhân viên nâng cao kiến thức và kỹ năng. Tại đây, các diễn giả sẽ chia sẻ kinh nghiệm thực tế, đồng thời, người tham gia còn được trải nghiệm thực hành trực tiếp để củng cố kiến thức. Đối tượng tham gia chủ yếu là những cá nhân có nhu cầu phát triển bản thân trong công việc.
Các workshop này thường được bắt gặp trong các công ty lớn và có quan tâm đến phát triển cho nhân viên. Các workshop này không chỉ dừng ở bổ sung chuyên môn, tôi thấy có nhiều bên còn có các workshop như thiền, tập thể dục, dinh dưỡng, y tế,...
3. Workshop nhằm Marketing
Các buổi workshop quy mô lớn thường được tổ chức để giới thiệu sản phẩm mới hoặc củng cố hình ảnh thương hiệu. Mọi khâu chuẩn bị đều được thực hiện tỉ mỉ với mong muốn mang đến cho khách hàng những thông tin chính xác và đầy đủ nhất. Sự tham gia của các chuyên gia sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ.
IV. Các thông tin liên quan đến workshop
Trước khi tôi đưa ra cho bạn cách xây dựng một workshop thành công, thì có những thông tin sau tôi nghĩ bạn nên biết trước cho phần chuẩn bị.
Các địa điểm tổ chức workshop
Địa điểm tổ chức Workshop rất đa dạng, có thể là không gian mở, không gian kín, văn phòng công ty, quán cà phê hoặc thậm chí là các trung tâm hội nghị sang trọng. Việc lựa chọn địa điểm phù hợp sẽ phụ thuộc vào số lượng người tham gia và chủ đề của Workshop. Điều quan trọng nhất là không gian đó phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc tương tác và trao đổi giữa các thành viên.
Tôi sẽ liệt kê ra cho bạn những nơi thường được lựa chọn làm workshop nhất:
Quán cà phê
Khách sạn
Nhà hàng
Trung tâm thương mại
Phòng sự kiện
Hình thức online: zoom, google meet,...
Phòng họp của công ty
...
Các xu hướng của workshop hiện tại
Muốn workshop được hấp dẫn và thu hút được nhiều người tham dự, doanh nghiệp cũng phải biết "bắt trend". Sau đây là những xu hướng của workshop hiện tại.
Cá nhân hóa buổi workshop
Sử dụng công nghệ
Tổ chức vào các dịp lễ, sự kiện
1. Cá nhân hóa buổi workshop
Xu hướng cá nhân hóa trong các workshop đang ngày càng trở nên phổ biến. Thay vì những chương trình chung chung, các doanh nghiệp đang hướng tới việc tạo ra những trải nghiệm học tập riêng biệt cho từng cá nhân hoặc nhóm.
2. Sử dụng công nghệ
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo và các công cụ trực tuyến vào các workshop không chỉ tạo ra những trải nghiệm học tập hấp dẫn mà còn giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả hơn.
3. Tổ chức vào các dịp lễ, sự kiện
Các workshop tổ chức nhân dịp đặc biệt là cầu nối giúp gắn kết các thành viên trong công ty, tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ. Qua đó, những hoạt động này không chỉ mang đến niềm vui mà còn góp phần tạo nên một văn hóa doanh nghiệp tích cực và thân thiện.
V. Cách bước tổ chức workshop
Chuẩn bị cho buổi workshop
Phân vai trò cho mọi người tham gia buổi hôm đó
Bắt đầu mở buổi workshop
Tổng kết cuối buổi
1. Chuẩn bị cho buổi workshop
Để buổi workshop đạt được hiệu quả cao nhất, việc đầu tiên cần làm là xác định mục tiêu cụ thể và kết quả cuối cùng. Dựa trên mục tiêu này, chúng ta sẽ xây dựng một kế hoạch chi tiết với các hoạt động và thời gian diễn ra cụ thể. Nếu có khách mời tham gia, việc gửi trước cho họ kịch bản chương trình sẽ giúp họ chuẩn bị tốt và chương trình diễn ra theo đúng kế hoạch
Khi đã có danh sách số người tham gia rồi thì sau đây là những yếu tố bạn cần phải triển khai:
Kiểm tra kỹ lưỡng địa điểm tổ chức, bao gồm: không gian, bố trí bàn ghế, thiết kế sân khấu, hệ thống âm thanh, ánh sáng…
Cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho người tham gia workshop, đặc biệt là khi có các hoạt động thực hành hoặc thử nghiệm sản phẩm.
Chuẩn bị chu đáo các dịch vụ hỗ trợ cho khách mời, bao gồm vé tham dự, đồ ăn nhẹ và tiếp đón chu đáo…
Chuẩn bị các vật phẩm quảng cáo như standee, flyer, catalogue, brochure để hỗ trợ cho buổi workshop.
Đừng quên phải gửi thư mời cho các diễn giả trước buổi workshop, lên bài truyền thông trên các kênh mạng xã hội
2. Phân vai trò cho mọi người tham gia buổi hôm đó
Mỗi thành viên ban tổ chức trong buổi workshop đều đóng một vai trò quan trọng và có những trách nhiệm cụ thể. Việc phân công rõ ràng nhiệm vụ giúp mỗi cá nhân hiểu sâu hơn về chương trình, từ đó có thể đánh giá hiệu quả công việc và thể hiện tính chuyên nghiệp của toàn bộ sự kiện. Sau đây là cách phân chia cơ bản bạn có thể tham khảo:
Người điều phối: Người này chịu trách nhiệm điều phối và giám sát toàn bộ quá trình diễn ra buổi workshop để đảm bảo mọi hoạt động đều đúng kế hoạch.
Người ghi chép: Người ghi chép có nhiệm vụ ghi chép lại toàn bộ diễn biến của buổi workshop.
Người theo dõi thời gian: Timekeeper là đảm bảo mọi hoạt động diễn ra đúng theo kế hoạch đã đề ra.
Người đảm bảo an ninh: Họ là những người sẽ đảm bảo an ninh, người ra vào buổi workshop, tránh những sự cố dáng tiết.
Người lo việc hậu cần: đội ngũ này sẽ lo các công việc còn lại trong buổi workshop như nước cho diễn giả, mic cho người tham dự, xử lý sự cố kỹ thuật,...
Người tham dự: Với tư cách là những người tham gia trực tiếp, họ sẽ lắng nghe các chia sẻ và đưa ra góc nhìn riêng của mình trong suốt buổi workshop
3. Bắt đầu mở buổi workshop
Buổi workshop sẽ được người điều phối khởi động bằng những lời chào mừng và giới thiệu sơ lược về chủ đề chính. Tiếp theo, người điều phối sẽ trình bày chi tiết về chương trình, thời gian diễn ra từng hoạt động và mục tiêu mà chúng ta hướng tới.
Trong suốt buổi workshop, các bạn nên lắng nghe kỹ các chia sẻ của chuyên gia và tích cực tham gia thảo luận để buổi học đạt hiệu quả cao nhất.
4. Tổng kết cuối buổi
Cuối buổi, người điều phối sẽ tổng kết lại toàn bộ nội dung đã được trao đổi, đặc biệt là phần giải đáp thắc mắc. Sau đó, các tài liệu liên quan sẽ được kiểm tra và gửi đến tay tất cả các người tham dự.
Lưu ý khi tổ chức workshop
Sau đây là những lưu ý mà tôi muốn nhắc bạn khi mở các buổi workshop, nắm được điều này sẽ giúp bạn có một buổi workshop ý nghĩa và bổ ích hơn:
Tôn trọng mọi ý kiến: Buổi workshop là không gian để mọi người cùng nhau đóng góp những góc nhìn khác nhau. Mỗi ý kiến đều có giá trị riêng và không nên bị đánh giá đúng sai.
Học hỏi từ cộng đồng: Buổi workshop là dịp để cộng đồng chuyên môn cùng nhau chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Mọi người đến đây không chỉ để nghe diễn giả mà còn để học hỏi từ những người cùng ngành.
Không được có thái độ tiêu cực: Hãy coi việc học hỏi như một hành trình khám phá. Trong hành trình đó, bạn sẽ gặp gỡ nhiều ý kiến khác nhau. Hãy chọn lọc và tiếp thu những gì phù hợp với bản thân mình.
Hỗ trợ sau buổi workshop: Để đảm bảo kiến thức được chuyển giao một cách hiệu quả, việc hỗ trợ người tham gia sau Workshop là vô cùng quan trọng.
VI. 5+ buổi workshop có thể tổ chức
Nếu bạn đang có mong muốn tổ chức workshop cho công ty của mình thì tôi sẽ gợi ý cho bạn một vài thời điểm thích hợp cho buổi workshop của bạn.
Workshop về EQ trong nội bộ
Workshop sức khỏe cho nhân viên công sở
Workshop Làm gốm
Workshop quản lý tài chính
Workshop hướng dẫn dùng AI
Workshop dạy tiếng anh nhanh chóng
Workshop Quản lý stress
1. Workshop về EQ trong nội bộ
Trong môi trường làm việc ngày nay, trí tuệ cảm xúc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Workshop này sẽ trang bị cho bạn những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu rõ bản thân, quản lý cảm xúc và xây dựng các mối quan hệ hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao hiệu suất làm việc và tạo dựng một môi trường công sở tích cực.
2. Workshop sức khỏe cho nhân viên công sở
Đau mỏi cổ vai gáy đang trở thành vấn đề nan giải đối với những người làm việc văn phòng. Workshop "Nâng cao sức khỏe cổ vai gáy ở công sở" sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cần thiết để hiểu rõ nguyên nhân, phòng ngừa và điều trị tình trạng này. Đồng thời, workshop cũng sẽ hướng dẫn bạn cách sắp xếp không gian làm việc và lối sống khoa học để bảo vệ sức khỏe bản thân.
3. Workshop Làm gốm
Khám phá thế giới gốm sứ và thỏa sức sáng tạo với những chiếc ly, chén độc đáo mang dấu ấn cá nhân. Workshop làm gốm không chỉ là nơi để bạn học kỹ thuật mà còn là không gian để bạn giải phóng sự sáng tạo, tạo ra những tác phẩm độc đáo và ý nghĩa.
Hãy để những giờ phút làm gốm giúp bạn thư giãn và tìm thấy niềm vui trong việc tự tay tạo ra những món quà ý nghĩa cho bản thân và người thân.
4. Workshop quản lý tài chính
Workshop Quản lý tài chính tại văn phòng được tổ chức với mục tiêu trang bị cho nhân viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Qua đó, giúp họ có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình tài chính hiện tại, xây dựng kế hoạch tài chính hợp lý và đạt được sự ổn định tài chính.
5. Workshop hướng dẫn dùng AI
Sự bùng nổ của AI cũng đồng nghĩa với những thách thức mới, đặc biệt là nguy cơ một số nhân viên cảm thấy lạc lõng trong quá trình chuyển đổi số. Chính vì vậy, workshop "Để không ai bị AI bỏ lại" ra đời với mục tiêu trang bị cho mọi người những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thích ứng với công nghệ mới, khai thác tối đa tiềm năng của AI và cùng nhau xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả và nhân văn hơn.
6. Workshop dạy tiếng anh nhanh chóng
Trước nhu cầu bức thiết về giao tiếp ngoại ngữ, các workshop học tiếng Anh dành riêng cho dân văn phòng đã ra đời như một giải pháp hữu hiệu.
Các chương trình này được thiết kế linh hoạt, phù hợp với thời gian bận rộn của người đi làm, tập trung vào việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp thực tế cần thiết trong môi trường công sở.
Chuyên gia sẽ chia sẻ những phương pháp học tập hiệu quả, giúp người tham gia không chỉ nâng cao trình độ mà còn tự tin hơn trong giao tiếp.
7. Workshop Quản lý stress
Workshop quản lý stress là một chương trình đào tạo thiết thực giúp người tham gia trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết để đối phó với căng thẳng, áp lực trong cuộc sống và công việc.
Tôi hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn rõ hơn về cách tổ chức workshop rồi đấy. Chúc bạn sẽ có một buổi workshop thật thành công và ý nghĩa nhé!
FAQ - Giải đáp thắc mắc về workshop
1. Workshop thường diễn ra trong bao lâu?
Thông thường 1 workshop sẽ diễn ra từ 4 - 5 tiếng, đối với các workshop kỹ năng sẽ chỉ từ 2 - 3 tiếng.
2. Art workshop là gì?
Art workshop là những workshop liên quan đến nghệ thuật bao gồm như: vẽ trang, thêu trang, tô màu, làm gốm, làm vòng tay,...
3. Các workshop nổi tiếng ở Việt Nam
Những workshop nổi tiếng tại Việt Nam bao gồm:
Làm bánh tại Beecake
Tranh đất sét cùng Thơm Heaven
Nến thơm Coming Home Candle
Làm gốm Hamaru Pottery
Bearbrick galaxy ở Dodome
Comentarios